2013 ~ Cội nguồn họ Phạm
123

Thứ Ba, 8 tháng 10, 2013

Làng Canh Hoạch, nơi phát tích hiền tài đất nước

Nguyễn Thuỳ Linh (Văn Hiến) - Cách Hà Nội hơn 20 cây số về hướng Tây Tây Nam, từ Hà Đông theo Quốc lộ số 6, đến Ba La, rẽ trái, theo đường 22 tới Ngã tư Vác, ta sẽ đến một ngôi làng cổ – mảnh đất địa linh sinh nhân kiệt, nơi phát tích của nhiều bậc hiền tài đất nước. Làng có tên nôm là làng Vác (xưa là Cổ...

Làng cổ yêu nước và cách mạng Quảng Thi – Xuân Thiên

Đoàn thanh niên huyện Thọ Xuân ra quân thực hiện chương trình “Chung tay xây dựng nông thôn mới” ở xã Thọ Lập. Ảnh: tư liệu (THO) - Sông Chu tên xưa là Lương Giang do bốn ngọn nguồn đổ vào, một dòng sông đẹp, nước trong xanh, uốn mình lượn giữa đôi bờ bạt ngàn dâu, mía, ngô, khoai. Thời chưa có đê điều, sông...

Các làng, dòng họ khoa bảng ở Nam Định

Nam Trực là vùng đất có nhiều người đỗ và đỗ cao. Nam Trực là quê hương của 3 vị Trạng nguyên, 1 Hoàng giáp, 15 Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân, 1 Phó bảng và 86 Cử nhân và Tú tài. Nói tới các làng khoa làng bảng ở huyện Nam Trực có thể kể đến: làng Cổ Chử với cha con Trần Văn Bảo và Trần Đình Huyên cùng đỗ đại...

Di sản Hán Nôm ở họ Phạm làng Ngọc Hà

Nguyên văn chữ Hán: 成泰戊戌夏 昔 在 先 民 以 引 以 翼 繼 序 不 忘 孝 思 維 則 奕 奕 寢 廟 式 禮 莫 愆 陟 降 庭 止 於 萬 斯 年 綏 我 思 成 是 享 是 宜 子 子 孫 孫 永 言 孝 思 孝...

Phụng Các - làng cổ 400 năm

Vùng đất khu vực phía nam Phú Yên nằm hai bên bờ sông Đà Diễn được lưu dân Việt khai phá sớm cùng lúc với các vùng phía bắc tỉnh. Tại đây mặc dù rừng rậm còn ăn rộng xuống vùng đồng bằng với nhiều sình lầy, đầm ao nước đọng, nhưng với tinh thần lao động cần cù, lưu dân Việt đã không quản gian khổ khơi thông vùng trũng, chặt phá rừng rậm. Rừng phá đến đâu, dân cất nhà đến đó. Nhiều xóm làng mang tên rừng (lâm) phản ánh việc khai hoang phá rừng thời bấy giờ không hề đơn giản. Các làng Mậu Lâm, Nho Lâm, Hạnh Lâm, Thọ Lâm, Hoành Lâm,… ghi dấu công cuộc mở đất lấn rừng của người Việt lúc này. Việc khai khẩn đất đai để lập nên làng Phụng Các được tiến hành sau khi thành Hồ bị chinh phục (1578). Những cư dân có mặt sớm trong việc khai hoang lập nên xóm, ấp ở Phụng Các là các tộc họ Lương (hậu...

Cổ Mân rực sáng một thời

Cổ Mân là một trong số ít những làng cũ trên đất Đà Nẵng hiện  nay còn bảo lưu nhiều gia phả của các dòng họ. Đặc biệt, làng còn giữ được nhiều tư liệu liên quan đến lịch sử văn hóa của làng dưới thời nhà Nguyễn, nhất là giai đoạn Đà Nẵng trở thành nhượng địa của Pháp.  Theo gia phả tộc Phạm, tổ tiên của tộc Phạm đã rời xã Cổ Mân, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương vào vùng đất phía hữu ngạn sông Hàn này khai canh, khai cư từ năm Cảnh Trị thứ 3 (Lê Huyền Tông - 1665); xong đâu đấy đặt tên làng nơi sinh sống theo tên làng cũ để lưu nỗi nhớ cố hương. Tộc Trương giữ lại được các văn bản xác nhận các chức danh, ruộng đất của những người trong dòng họ, sớm nhất là năm Gia Long thứ 10 (1811) và muộn nhất là năm Đồng Khánh thứ 2 (1887). Theo gia phả tộc Phan, vào thời chúa Nguyễn,...

Pages 181234 »