tháng 5 2013 ~ Cội nguồn họ Phạm
123

Thứ Năm, 30 tháng 5, 2013

Gia phả, nguồn tư liệu quý trong công cuộc tìm hiểu danh nhân văn hóa

GIA PHẢ, NGUỒN TƯ LIỆU QUÝ TRONG CÔNG CUỘC TÌM HIỂU DANH NHÂN VĂN HÓA NGUYỄN KHẮC XƯƠNG Tỉnh Phú Thọ Gia phả và phả hệ là những tư liệu văn bản ghi chép lại về các thế hệ và những biến cố liên quan của một nhân vật, một gia đình và một dòng họ. Các gia đình nho học và các danh nhân văn hóa có thể nói không nhà nào, không ai là không có gia phả và phả hệ. Các bản gia phả này vừa chép về một thế hệ với các vai vế họ hàng của thế họ đó, lại chép các thế hệ với các vai vế họ hàng của thế hệ đó, lại chép các thế hệ nối tiếp nhau từ các cụ tổ xa đời, từ cội nguồn của dòng họ cho tới thế hệ người soạn chep gia phả và cứ thế nổi tiếp mãi, tựa như dòng chảy bất tận của tông tộc. Nhìn vào phả hệ, một hình thức biểu đồ gia phả, ta được thấy cả hàng ngang về quan hệ họ hàng của thế hệ đương đại với...

Về nguồn tài liệu Đăng khoa lục Võ cử

VỀ NGUỒN TÀI LIỆU ĐĂNG KHOA LỤC VÕ CỬ Nguyễn Thúy Nga Viện Nghiên cứu Hán Nôm Trong khi nghiên cứu mảng tài liệu đăng khoa lục, chúng tôi thấy trong kho tàng di sản Hán Nôm còn có một số văn bản cũng mang tên đăng khoa lục nhưng không phải ghi họ tên những người đỗ Tiến sĩ ngạch văn như chúng ta đã biết. Loại sách đăng khoa lục này có tên là Tạo sĩ đăng khoa lục, nó cung cấp cho chúng ta tư liệu rất quý để tìm hiểu tiểu sử của những nhân vật xuất thân võ cử. Họ là những người thường được giữ chức vụ cao trong quân đội của triều đình, tham gia những sự kiện quân sự quan trọng của mỗi thời kỳ lịch sủ. Có lẽ vì số lượng loại tài liệu này không nhiều cho nên chưa được giới nghiên cứu quan tâm. Có chăng chỉ là một tài liệu khoa lục võ cử được nhà thư tịch học Trần Văn Giáp ghi tên trong...

Giá trị lịch sử của tấm bia đá bốn mặt ở địa phương có truyền thống khoa bảng

GIÁ TRỊ LỊCH SỬ CỦA TẤM BIA ĐÁ BỐN MẶT Ở ĐỊA PHƯƠNG CÓ TRUYỀN THỐNG KHOA BẢNG Lê Viết Nga Bảo tàng Hà Bắc Làng Lương Xá, xã Phú Lương, huyện Gia Lương, tỉnh Bắc Ninh, xưa là huyện Lang Tài, phủ Thuận An, xứ Kinh Bắc hiện nay còn bảo tồn được một tấm bia đá có giá trị lịch sử lớn. Bia hình bốn mặt, cao cả đế đến chóp là 1,96m mỗi mặt có kích thước là (1m1 x 7,5). Bia được dựng khắc vào thời Lê (1690). Sau này - thời kỳ kháng chiến chống Pháp phải cất dấu, đến nay mới dựng đặt lại trong một nhà bia trang trọng. Giá trị trước hết của tấm bia bốn mặt là ngoài ý nghĩa nội dung về chứng tích lịch sử quý hiếm ở một làng quê nằm trong vành đai trắng của thực dân Pháp thì tấm bia này còn là tài liệu lịch sử quan trọng góp phần tìm hiểu về truyền thống khoa cử vẻ vang của địa phương khi nghiên...

Pages 181234 »