tháng 6 2013 ~ Cội nguồn họ Phạm
123

Thứ Bảy, 29 tháng 6, 2013

Hội làng Châu Khê

Làng Châu Khê có 2 điểm khác các làng xung quanh. 1- Làng nghề vàng bạc nổi tiếng cả nước với tuổi nghề 550 năm. 2- Phố Hàng Bạc ở Hà Nội từng là làng Châu Khê tại phố trong lịch sử và hiện tại. Ngày làng mở hội, không phải ngày sinh, ngày hoá của vị thần được dân làng thờ làm Thành hoàng làng. Vài nét về làng Châu...

Lăng Đá Hiến Linh ở Lại Yên

Lăng Hiển Linh từ ở thôn Lại Yên, xã Lại Yên, huyện Hoài Đức nên thường gọi là lăng đá Lại Yên 2, truyền là thờ cụ Phạm Đôn Nghị. Lăng vốn xưa ở ngoài đồng trên cồn đất rộng gần làng, nhưng do nay sự phát triển nông thôn đã lọt vào giữa làng. Cửa lăng hướng Tây Nam. Lăng gồm hai phần: vòng ngoài chỉ giữ được phía trước là khu vườn rộng, cửa chính là hai cột đá cao, từ đấy đến cửa vòng trong dài 38m, bên phải còn cổng phụ “Hiển Linh môn” xây đá ong, gần sát vòng trong có hai bồn đá tròn và hai bể đá ô van, phía trước nó vốn có nhà Đại bái bị dỡ trong chiến tranh. Khu vực chính của lăng là vòng trong được xây tường đá ong trên móng đá xanh, rộng 9,70m và chạy sâu vào 18,9m, có tường ngăn đôi làm hai nửa. Tường dày 0,70m cao 1,70m có mũi tường tạo sự cách biệt trong ngoài. Cổng vào lăng trong...

Văn bia tiêu biểu của Hải Dương

Các văn bia tiêu biểu đã được thống kê ở tỉnh Hải Dương gồm: 1. Sùng Thiên tự bi là tấm bia cổ nhất còn lại trên đất Hải Dương, cao 146 cm, rộng 86 cm, dầy 17 cm đặt trên lưng rùa, chân bia có hình sóng nước, hình núi, một đặc điểm của bia Lý - Trần. Bia được làm bằng đá xanh, khắc dựng năm Khai Hựu thứ 3 (năm 1331), đến năm Thiệu Phong thứ 2 được khắc tiếp phần ruộng đất đặt tại chùa Sùng Thiên, giữa cánh đồng thôn Thị Đức, xã Nhật Tân, huyện Gia Lộc ngày nay. 2. Thanh Mai Viên Thông tháp bi là tấm bia được khắc dựng năm Đại Trị thứ 5 (1362) đặt trước chùa Thanh Mai, nay thuộc xã Hoàng Hoa Thám, huyện Chí Linh nói về tiểu sử Pháp Loa đệ nhị tổ thiền phái Trúc Lâm Việt Nam và việc xây dựng tháp Viên Thông. Bia cao 131 cm, rộng 82cm, dầy 14cm đặt trên một con rùa dài 140cm. Chân...

Lăng Phạm Đôn Nghị, dấu ấn nghệ thuật điêu khắc đá thế kỷ XVIII

Lăng Phạm Đôn Nghị, dấu ấn nghệ thuật điêu khắc đá thế kỷ XVIII Quách Thị Ngọc An – Trang Thanh Hiền Lăng mộ không chỉ là những di tích để tưởng niệm người chết, mà còn phản ánh nhiều khía cạnh: quan niệm về nhân sinh quan, thế giới quan của người đương thời về sinh tử. Ngoài ra, việc xây cất lăng còn phản ánh các...

Thứ Sáu, 28 tháng 6, 2013

Lục Bộ Tướng Thánh Nhà Trần

Đông A Điện Súy Thượng Tướng Quân - Quan Nội Hầu - Vạn Tuế Thượng Đẳng Phúc Thần Phù Ủng Đại Vương PHẠM NGŨ LÃO  Cuộc Đời Phạm Ngũ Lão , người làng Phù Ủng, huyện Đường Hào,Phủ Thượng Hồng (nay là làng Phù Ủng ,xã Phù Ủng, huyện Ân Thi ,tỉnh Hưng Yên).Ông sinh năm 1255, trong một gia đình làm nghề nông, mồ côi cha khi mới lên 5 tuổi. Từ nhỏ ông đã tỏ ra nhanh lẹ, có sức khỏe và chí khí hơn người . Tương truyền, năm ông 13 tuổi, có người trong làng đỗ đạt làm quan thiết đãi cả làng trong 3 ngày , nhưng ông không đến, vẫn say sưa ôn luyện bài vở, luyện tập võ nghệ, với ý nghĩ người ta làm nên công danh sự nghiệp vẻ vang cho làng xóm, còn mình chưa làm nên công cán gì cho làng,nên cảm thấy nghẹn lòng. Nhà Phạm Ngũ Lão ở gần đường cái, thường ngày ông vẫn ngồi bên đường chẻ...

Pages 181234 »