PHẠM CÔNG TRỨ VỚI TẤM BIA ĐÁ THỜI LÝ Ở HƯƠNG CỔ LIÊU
ĐINH VĂN MINH
Viện Nghiên cứu Hán Nôm
Địa danh hương Cổ Liêu không biết có tự bao giờ. Các sách đăng khoa lục đều có ghi năm Ất Tỵ đời Lý Cao Tông, tức năm thứ 10 niên hiệu Trinh Phù, tháng 3 mùa xuân (1185) là năm thi sĩ nhân trong thiên hạ, Đỗ Thế Diên quê ở hương Cổ Liêu đỗ Trạng Nguyên. Đến đời Lê, hương Cổ Liêu gọi là Liêu Xuyên, bao gồm Liêu Thượng, Liêu Trung và Liêu Hạ. "Liêu Xuyên" được ghi chép trong một số thư tịch thế kỷ XVII, XVIII, XIX. Liêu Xuyên nay là xã Liêu Xá và một phần thuộc địa phận xã Nghĩa Hiệp huyện Mĩ Văn, tỉnh Hải Hưng.
Trong sách Kiến văn tiểu lục, mục Linh tích, Lê Quý Đôn có chép rằng, ở Liêu Xuyên huyện Đường Hào có Triều nghị cỏ miếu, thờ thần tên là Đỗ Thế Diên, đỗ Trạng nguyên trều Lý, ông đem thổ trạch hiến làm chùa, bên phải chùa làm miếu, bên phải miếu làm mộ, đằng trước miếu có bia đá v.v..."Linh tích" mà Lê Quý Đôn nói trên đây nay vẫn còn ở thôn Thanh Xá xã Nghĩa Hiệp, ngôi miếu địa phương quen gọi là miếu ông Trạng, chùa gọi là chùa Nghĩa. Về tấm bia đá, Lê Quý Đôn mô tả: "Đằng trước miếu có một bia đá, hoa lá khắc tinh xảo, chữ bia phần nhiều bị mờ, chỉ còn độ năm sáu dòng, đề rằng "Bia chùa Chúc Thánh Báo Ân của hương Cổ Liêu, người lập bia đá là Đỗ Thế Diên [phẩm trật là ] Triều nghị đại phu, thủ nội thị sảnh, đồng tri Quảng từ công sự, kiêm phán Hình sự tứ kim tử ngư đại" (1).
Năm 1980, ông Tăng Bá Hoàng đã công bố tấm bia này và mô tả khá kỹ, có đối chuếu với những ghi chép của Lê Quý Đôn trong kiến văn tiểu lục, và kết luận: "Tấm bia dựng trước miếu Triều nghị, có tên làChúc Thánh Báo Ân tự bi, tác giả là Đỗ Thế Diên người hương Cổ Liêu thi đậu Trạng nguyên năm 1185, như vậy, bia có khả năng được dựng vào cuối thế kỷ XII...."(2).
Năm 1985, trong bài viết "Về những di tích, di chỉ nghệ thuật thời Lý", tác giả Nguyễn Du Chi cũng khẳng định: "đây là một tấm bia Lý thực sự", Tác giả còn cho biết thêm". Chữ trên bia bị mờ quá nhiều, nhưng có những dòng còn đọc được như tên bia tên chùa và tên tác giả. Tác giả của văn bia là một viên quan triều Lý tên gọi Đỗ Thế Diên, chức Triều nghị đại phu.
Cách đây vài năm, chúng tôi có dịp vệ Nghĩa Hiệp, đến thăm tấm bia này. Chúng tôi định dập lấy thác bản, nhưng thấy chữ mòn hầu hết, hoa văn họa tiết cũng rất mờ, đành về không. Gần đây chúng tôi lai về Nghĩa Hiệp, lần này chúng toi xem xét kỹ hơn-Những nét chữ còn lại cho biết đây là tấm bia có khắc chữ cả hai mặt. Mặt trước, ở dòng đầu bên phải, mấy chữ khá rõ: Cổ hương Chúc Thánh Báo Ân tự bi. Tiếp đó, ở dòng thứ tư, hai chữ Thiên giám 天 鑑 còn nguyên vẹn. Mặt sau không đọc được chữ nào nữa. Như vậy là số chữ chúng tôi đọc được ít hơn so với số chữ mà ông Tăng Bá Hoành đọn được cách đây 16 năm. Vấn đề chúng tôi đặc biệt quan tâm là tác giả và niên đại văn bia, nhưng vô phương tìm kiếm.
Trong kho thác bản văn bia do trường Viễn Đông Bác Cổ của Pháp để lại từ trước đến nay tấm bia này cũng không được ghi tên. Ngược dòng thời gian, trước Lê Quý Đôn một thế kỷ, Phạm Công Trứ là người duy nhất đọc những dòng chữ cuối cùng trước khi chúng bị thời gian bào mòn cách đây hơn ba thêư kỷ. Phạm Công Trứ (1600-1675) là nhà sử học xuất sắc thế kỷ XVII, ông là tác giả Đại Việt sử ký tục biên, quê ở Liêu Xuyên. Theo tài liệu bi ký, gia phả, sách Thừa tướng Phạm công niên phả(3), năm 1668, sau khi trí sĩ, nhân việc lập bia huệ điền, tu sửa lại chùa Báo Ân và miếu thờ Đỗ Thế Diên, ông thấy tấm bia đá trước miếu đã bị mợ nhiều, lo ngại thời gian cứ trôi đi, nhiều năm sau sẽ không đọc được nữa, bèn ghi lại những dòng còn đoc được để lại cho thế hệ mai sau. Bấy giờ, ông mo tả tấm bia đó như sau: "Từ đường có tấm bia đá cao 4 thước 1 tấc, rộng 2 thước 6 tấc, diềm bia hoa văn tinh xảo đẹp mắt, nhìn kỹ còn thấy rõ đượ năm sáu hàng, nét bút cứng cỏi. Câu chữ tuy không còn đủ, nhưng có thể hiểu được đại thể văn bia , biết được xuất xứ của ông Đỗ Thế Diên". Phạm Công Trứ cho biết mặt trước bia, dòng đầu có các chữ "Cổ Liêu hương Chúc Thánh Báo Ân tự bi tịnh tự". Các dòng tiếp theo là:
"Cổ Liêu hương Chúc Thánh Báo Ân tự bị tịnh tự. Triều nghị đại phu thủ nội thị sảnh đồng tri Quảng Từ cung công sự kiêm Phán hình viện sự, Thượng trụ quốc, tứ kim tử ngư đại Đỗ Thế Diên lập thạch".
Nghĩa là: Văn bia kiêm lời tựa chùa Chúc Thánh Báo Ân hương Cổ Liêu
Triều nghị đại phu thủ nội thị sảnh đồng Tri Quảng Từ cung công sụ, kiêm Phán hình viện sự, Thượng trụ quốc, được ban túi thêu cá vàng, Đỗ Thế Diên dựng bia.
Thân phụ ông giỏi thiên văn, làm quan thanh liêm, triều Nhân Tông [1072-1127] giữ chức Thiên giám, quyền Xá Linh Nhân cung chức, giúp đời có tiếng, lấy vợ người họ Kiều sinh ra ông. Nhà vua thi sĩ nhân ở điện, ông đỗ đầu, danh tiếng lừng lẫy, đức hạnh chính trực, nên được chọn vào trong cấm đình, hầu học ở ngự diên.
Mặt sau bia có các chữ:
"Giáp Tuất niên ngũ nguyệt nhị thập bát nhật, Thiếu trung đại phu, Chính sự viện đồng tri nghị chính sự, Kỵ đô úy trí chức.
Thí vi tam bảo lưu bản tự phụng sự hương hỏa, nhất sở Cửa Chùa, đông cận bản tự, tây cận...
Bà Đỗ Ất nương điền nhất sở, đông cận..."
Nghĩa là: Ngày 28 tháng 5 năm Giáp Tuất, Thiếu trung đại phu, Chính sự viện đồng tri nghị chính sự, Kỵ đô úy, đã về hưu.
Cúng một thửa ruộng Cửa Chùa làm ruộng Tam bảo để nhà chùa dùng vào việc hương hỏa cúng thờ, đông giáp Chùa, tây giáp...
Bà Đỗ Ất cúng một thửa ruộng, đông giáp....
Như vậy, trên bia đá thời Lý ở Liêu Xuyên, năm 1668, Phạm Công Trứ đã đọc được mặt trước 99 chữ Hán, mặt sau 57 chữ (trong đó có 3 chữ Nôm), tổng cộng là 156 chữ(4).
Từ những tư kiệu kể trên, rút ra mấy nhận xét:
Tác giả vaen bia: Đối chiếu sao chép của Phạm Công Trứ trong Thừa tướng Phạm Công niên phả với sự mô tả của Lê Quý Đôn trong Kiến văn tiểu lục thông tin ở hai nguồn tư liệu tương đồng, nhưng ở Phạm Công Trứ phong phú hơn nhiều. Nhờ sao chép của Phạm Công Trứ mà ta có thể biết được lai lịch chức tước, đức hạnh, tài hoa, phẩm hàm của Đỗ Thế Diên. Cả Phạm Công Trứ và Lê Quý Đôn đều không nói tới tác giả và niên đại văn bia. Như vậy Đỗ Thế Diên là người dựng bia. Ngừoi dựng bia khác với người soạn văn bia. Người soạn văn bia mới gọi là tác giả văn bia. Tăng Bá Hoành và Nguyễn Du Chi đã nhầm người dựng bia là tác giả. Cứ theo nội dung đoạn văn bia mà Phạm Công Trứ sao chép, thì Đỗ Thế Diên không thể là tác giả được.
Về niên đại bia: Văn bia là một loại hình văn bản, trong từng văn bản, không phải văn bản nào cũng có ghi niên đại rõ ràng. Trong trường hợp văn bản không ghi niên đại, có nhiều cách để xác định niên đạ văn bản đó, như căn cứ vào sự kiện mà nội dung văn bản đề cập, phong cách , họa tiết, chất liệu, nguồn tư liệu khác nhắc đến văn bản đó v.v...Trở lại tấm bia chùa Chúc Thánh Báo Ân, Tăng Bá Hoành dè dặt kết luận"như vậy bia có khả năng dựng vào cuối thế kỷ XIX". Còn Nguyễn Du Chi thì nói: "Nếu so sánh với đồ án trang trí thời Lý quen biết thì dễ dàng cho rằng không phải thời Lý, nhưng qua những chữ còn lại trên bia và qua tài liệu thư tịch thì mới biết rõ ràng đây là một tấm bia thời Lý thực sự". Dù dè dặt hay " như đinh đóng cột ", hai tác giả đều cho rằng bia chùa Chúc Thánh Báo Ân niên đại đời Lý mà Lê Quý Đôn và Phạm Công Trứ đều không hề nói đến. Văn bia có chép hai sự kiện, một là Đỗ Thế Diên dựng bia, hai là quan Thiếu trung Kỵ đo úy đã về hưu và bà Đỗ Ất cúng ruộng giúp nhà chùa. Sự kiện trước xẩy ra khi có chuyện Đỗ Thế Diê hiến ruộng làm chùa và sau khi thi đỗ. Sự kiện sau cho biết ngày tháng năm can chi. Nếu loại trừ khả năng mấy dòng chữ nói về sự kiện thứ hai được khắc vào thời Trần thì, sự kiện này diễn ra vào ngày 28 tháng 5 năm Giáp Tuất chính là năm thứ tư niên hiệu Kiến Gia đời Lý Huệ Tông, tức năm 1214. Đây là niên đại bia chùa Chúc Thánh Báo Ân ở hương Cổ Liêu.
Giá trị bia chùa Chúc Thánh Báo Ân:
- Triều nghị đại phu Đỗ Thế Diên là một vị trạng nguyên, vị quan giỏi thời Lý, ông từng được ban tặng là "Đông Hải văn khôi". Tư liệu thư tịch nói về nhân vật này còn lại ít ỏi, nên phần thân thế, sự nghiệp, hành trạng còn để trống vắng. Bia chùa Chúc Thánh Báo Ân với tư liệu của Phạm Công Trứ đã góp thêm tư kiệu quí hoàn chỉnh dần chân dung Đỗ Thế Diên.
- Về mặt nghệ thuật - hoa văn trang trí trên diềm bia tha đổi khá nhiều so với các di văn từng quen biết, phản ánh một thời kỳ cuối đời Lý kỷ cương lỏng lẻo, xã hội không ổn định, nghệ thuật cũng không bị ràng buộc trong những qui chế, những quan niệm cũ nữa. Theo Nguyễn Du Chi: Bia chùa Chúc Thánh Báo Ân đã lấp một chỗ trống trong lịch sử mỹ thuật, là gạch nối, là điểm giao thời giữa hai nền nghệ thuật Lý và Trần.
Bia đá Lý - Trần là tài liệu quí hiếm, vì ở đó có thể khai thác, nghiên cứu nhiều mặt xã hộ hai thờiđại oanh liệt trong lịch sử nước ta. Phạm Công Trứ sinh thời đã gìn giữ, phục chế tấm bia đá thời Lý ở Liêu Xuyên. Nhờ những tư liệu Phạm Cong Trứ để lại, giá trị tấm bia được khôi phục. Với những giá trị đó, bia chùa Chúc Thánh Báo Ân xứng đáng hội nhập vào phần sưu tập bia Lý Trần quí hiếm ở nước ta.
Chú thích:
1. Lê Quý Đôn toàn tập, tập II, Kiến văn tiểu lục, Nhà xuất bản KHXH, Hà Nội năm 1972, trang442.
2. Những phát hiện mới về khảo cổ học; 1980, Viện Khảo cổ học Ủy ban KHXH, trang 199.
3. Sách do cháu ngoại của Phạm Công Trứ là Lê Hữu Mưu biên soạn. Lê Hữu Mưu người xã Liêu Xá huyện Đường Hào, đỗ Đệ tam giáp Đồng tiến sĩ xuất thân khoa Canh Dần niên hiệu Vĩnh Thịnh 6 (1710) đời Lê Dụ Tông, làm quan đến chức Công bộ Hữu thị lang, Nhập thị kinh diên, là con của Lê Hữu Danh, cha của Lê Trọng Tín.
4. Hiện nay chỉ đọc được 10 chữ.
(Thông báo Hán Nôm học 1995, tr.205-212)
Nguồn tin: Viện Hán Nôm
0 nhận xét:
Đăng nhận xét