ĐƯỜNG AN ĐAN LOAN PHẠM GIA THẾ PHẢ MỘT CUỐN PHẢ QUÍ
Trần Kim Anh
Viện Nghiên cứu Hán Nôm
Viện Nghiên cứu Hán Nôm
Đường An Đan Loan Phạm gia thế phả (ĐAĐL) là gia phả của họ Phạm ở làng Đan Loan huyện Đường An phủ Thượng Hồng trấn Hải Dương (nay là làng Đan Loan xã Nhân Quyền huyện Cẩm Bình tỉnh Hải Dương). Cuốn phả này do Phạm Đình Hổ biên soạn dựa trên cơ sở cuốn Phạm tộc thế gia phả hệ kí của thân phụ ông là quan Thái bộc tự khanh Phạm Đình Giáp còn gọi là Diệc Hiên tiên sinh để lại.
ĐAĐL từ lâu nay đã được một số nhà nghiên cứu để ý đến. Trần Văn Giáp trong Tìm hiểu kho sách Hán Nôm đã giới thiệu về nó và cho rằng đây là một cuốn phả “có nhiều tài liệu lịch sử, nhất là về diên cách một số địa phương, điều mục một số điển lệ, thể lệ, tục lệ dưới triều Lê”(1).
Dã Lan Nguyễn Đức Dụ trong Gia phả, khảo luận và thực hành cũng liệt ĐAĐL vào một trong những cuốn phả có “tầm vóc giá trị rất lớn”(2) và “trong phả có nhiều sử liệu quí giá”(3).
Song đẻ nghiên cứu kĩ càng và tiến hành khai thác tư liệu, công bố các tư liệu trong phả thì hầu như chưa có ai thực sự quan tâm.
Trong quá trình nghiên cứu tác gia Hán Nôm Phạm Đình Hổ, tôi đã phải đọc đi đọc lại nhiều lần cuốn phả này và thực sự cảm nhận được phần nào những đánh giá nói trên về nó, do đó trong bài viết nhỏ này, tôi xin được giới thiệu đôi điều về cuốn phả cùng giá trị của những tư liệu được tàng trữ trong nó.
1. Tình hình văn bản
Hiện nay tại thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm còn lưu giữ hai văn bản sách này. Một bản mang kí hiệu A909 và bản kia là VHv.1353.
Bản A909 khổ 30x19 dày 300 trang, chữ viết tay chân phương nhưng có nhiều nhầm lẫn do sao chép. Mục lục đặt ngay sau bìa trước cho biết sách gồm có các phần:
1. Trục nguyệt kị thời
2. Phụng tiên cáo từ
3. Tông đồ
4. Chính biên
5. Cựu phả, hành trạng, vi mặc
6. Nội truyện
7. Niên canh
8. Đẩu số y phương khắc trạch
Bản VHv1353 được viết y hệt sách trên nhưng phía sau có phụ thêm bài kí Hành tại diện đốicủa Phạm Đình Hổ(4). Bản này cũng có rất nhiều sai sót do sao chép.
2. Nội dung
Xem kỹ toàn bộ cuốn phả có thể thấy phần quan trọng và có giá trị hơn cả là phần Chính biên và Hành trạng, chiếm gần 200 trang trong cuốn phả. Phần Chính biên do Phạm Đình Hổ biên soạn và phần Hành trạng do học trò của Diệc Hiên tiên sinh là Phan Trọng Phiên và Phan Huy Dung(5) soạn.
Phần Hành trạng là phần viết về niên phả hành trạng của Diệc Hiên tiên sinh tức thân phụ của Phạm Đình Hổ cùng toàn bộ quyển thi đạt trúng hạng đệ nhất danh của tiên sinh trong kỳ thi Hương trường bốn năm Quí Hợi niên hiệu Cảnh Hưng (1743).
Phần chính biên là phần ghi chép thế thứ 10 đời của họ Phạm kể từ ông tổ đầu tiên đến sinh cơ lập nghiệp ở Đan Loan đến đời thứ 10 là đời thân phụ của Phạm Đình Hổ. Thực ra ở phần này, thế thứ chi tiết chỉ bắt đầu được ghi rõ từ đời thứ tư, và đời thứ mười là đời được ghi chép tỉ mỉ đầy đủ nhất. Ở đây chúng tôi chủ yếu đi vào nghiên cứu phần chính biên.
3. Giá trị phần chính biên
a. Về văn học
Ở cuốn gia phả này, người ta không bị chán ngắt bởi toàn những ông nọ đẻ ra bà kia cùng ngày sinh ngày giỗ của họ mà thực sự được thưởng thức một áng văn hấp dẫn, với lối viết sáng sủa, bố cục rành mạch cùng nhiều chi tiết sinh động về các hoạt động xã hội đương thời, nhiều giai thoại về những cá nhân trong dòng họ và có quan hệ đến dòng họ, khiến người đọc hình dung được hết sức rõ ràng sự vận động để hình thành và phát triển của một dòng họ trong sự vận động chung của toàn xã hội. Tất cả những điều đó đã giúp người đọc những hiểu biết sâu xa về con người, về gia đình, dòng tộc và xã hội thời Hậu Lê. Có thể thấy, đây là một lối viết phả hết sức tiêu biểu.
Ở đây Phạm Đình Hổ vẫn trung thành với lối viết sở trường của mình, lối viết khảo cứu. Ông đã không bỏ lỡ cơ hội để đưa vào đó rất nhiều kiến thức về lịch sử, địa lý, phong tục tập quán... Chính điều đó đã khiến cho nội dung cuốn phả trở nên hết sức sâu sắc.
b. Về tư liệu lịch sử
Ngoài những tư liệu có thể giúp ích hữu hiệu cho việc nghiên cứu về diên cách của một số địa phương, đặc biệt là xã Đan Loan và một số xã quanh đó, về tổ chức làng xã, về ruộng, đất, hương ẩm, khoán lệ, phong tục v.v..., thì ở ĐAĐL còn có một loại tư liệu rất quý nữa, đó là tư liệu về tổ chức giáo dục và thi cử dưới thời Hậu Lê, đặc biệt là chế đọ thi hương.
Bởi đây là một dòng họ thi thư, hầu như tất cả đàn ông trong dòng họ đều đi học và đi thi, do đó hầu như ở đời nào cũng có chuyện về học hành thi cử cùng nhiều giai thoại lí thú về các nhân vật đỗ đạt. Xin được trích ra đây một vài mẩu chuyện:
“Năm Quí Hợi niên hiệu Chính Hòa, Tiến sĩ Hoa Công Phương(6) nguyên tịch ở xã ta cùng Thám Hoa Vũ Thạnh(7) đều cư ngụ ở phường Báo Thiên huyện Thọ Xương, đậu trường 4 khoa thi Hương. Vũ công lĩnh giải nguyên. Khi 2 ông trở về quê bị các hào lí trong làng bắt đội đất đắp đường, không chịu được lao dịch vất vả, cả hai bỏ trốn. Đến khi Vũ công đỗ đạt vinh qui, hào lí trong làng dẫn 300 tráng đinh cầm gậy gộc đợi ở ngã tư đầu làng Đình Tổ ngăn không cho về vì bổ thiếu lệ làng khi trước. Ông phải đem 300 quan tiền quí nộp tạ, làng mới cho về. Hoa công sau khi bỏ lao dịch đổi đến nhập tịch ở xã An Dân, đậu trước Thám hoa Vũ công một khoa, đậu xong không về làng, cho nên không có trong hàng Tiên triết ở làng ta.
Các qui chế thể lệ về thi Hương sau, thời Lê Trung hưng cũng được Phạm Đình Hổ đưa vào rất chi tiết: “... Đến khi trúng cách trường ba, những người nhờ ấm Triều liệt, Hoằng tín, Hiển cung, Mậu lâm và các tên quan viên tử từ lục phẩm trở lên, theo lệ sung Nho sinh Chiêu Văn quán. Quan viên từ hàng thất phẩm và các tên nhiêu nam miễn phu dịch, theo lệ sung Nho sinh Tú Lâm cục. Trúng cách bốn trường, nếu do sinh đồ dự trúng, theo lệ sung Giám sinh Quốc Tử Giám, do nho sinh dự trúng, theo lệ sung nho sinh trúng thức, đều gọi là Hương cống. Trường ba lấy bao nhiêu suất, trường bốn lấy bao nhiêu suất, bảy trường Thanh, Nghệ, Đông, Tây, Nam, Bắc và Phụng Thiên đều có chuẩn định số suất gọi là suất thi. Kẻ sĩ trường ốc ứng cử rất khó.
c. Tư liệu xã hội học
Qua sự phát triển của dòng họ Phạm được thể hiện trong phả, có thể thấy một dòng họ được phát triển thịnh vượng phụ thuộc vào khá nhiều yếu tố.
- Yếu tố đẳng cấp: Từ những người nông dân bình thường ở ba đời trước, đến đời thứ tư ông tổ chuyển sang đi buôn cam, là một tiểu thương, họ trở nên giàu có phát đạt, mua được chức hương lý. Như vậy ở làng họ đã ở vào đẳng cấp được tôn trọng. Nhờ có tiền, sang đời thứ năm con cháu đã đỗ đạt làm quan huyện quan phủ, vươn ra sống ở kinh kì. Như vậy ở cấp quốc gia họ đã đứng vào hàng ngũ thống trị. Việc chuyển đổi giai tầng là một nhân tố thúc đẩy sự phát triển của dòng họ, từ vị trí của những người được tôn trọng trong xã hội, họ mở rộng quan hệ, liên kết với những người cùng đẳng cấp để củng cố địa vị, đẳng cấp của mình.
- Yếu tố hôn nhân: Đây là một nguyên nhân quan trọng đảm bảo và thúc đẩy sự phát triển của dòng họ. Kể từ đời thứ năm, họ Phạm bắt đầu có quan hệ hôn nhân với tầng lớp trên, đó là việc trở thành con rể của quan Tiến sĩ Thượng thư Bùi Thế Vinh(8) của ông tổ đời thứ 5. Liên tiếp các đời sau đều có con cháu kết hôn với những gia đình danh gia vọng tộc. Qua thống kê 6 đời, trong gia phả có 68 cặp vợ chồng, trong đó 41 cặp dòng nội 27 cặp dòng ngoại, hầu như đều đảm bảo yếu tố môn đăng hộ đối. Điều này đã giúp củng cố vị trí và sự vững mạnh của dòng họ này trong xã hội.
- Yếu tố giáo dục truyền thống gia đình: Đây là một dòng họ Nho học, do đó việc giáo dục truyền thống gia đình luôn tuân theo hệ tư tưởng Nho gia, các con cháu đều được dạy dỗ rèn cặp từ nhỏ tư tưởng phải học hành đỗ đạt để ấm thân phì gia, làm rạng danh tổ tiên. Đạo hiếu nghĩa được nhấn mạnh. Việc giữ gìn thuần phong mỹ tục trong dòng họ luôn được đề cao. Yếu tố này đã giúp cho dòng họ này trở thành một dòng họ có tri thức, được xã hội coi trọng, và được hưởng nhiều quyền lợi, bổng lộc trong xã hội.
ĐAĐL là một cuốn phả có nhiều giá trị, để nghiên cứu đầy đủ về nó cần phải có nhiều thời gian. Ở đây tôi chỉ xin được điểm qua một vài nét về giá trị của nó, mong rằng nó là một thông tin có ích cho những người quan tâm đến việc nghiên cứu gia phả.
Chú thích:
1. Trần Văn Giáp: Tìm hiểu kho sách Hán Nôm T1. Nxb. Văn Hóa, H. 1984, tr.331.
2. Dã Lan Nguyễn Đức Dụ: Gia phả, khảo luận và thực hành. Nxb. Văn Hóa, H. 1992, tr.148.
3. Dã Lan Nguyễn Đức Dụ. Sđd. tr.159
4. Xem: Bài kí Hành tại diên đối của Phạm Đình Hổ. Kim Anh giới thiệu. TC Hán Nôm số 4/1996, tr.46.
5. Phan Trọng Phiên: còn gọi là Phan Lê Phiên (1735-1809) đậu Đồng Tiến sĩ xuất thân khoa Đinh Sửu niên hiệu Cảnh Hưng 18 (1757) làm quan đến Hộ bộ Hữu thị lang, Thư Lại bộ Hữu thị lang kiêm Tri Quốc Tử giám Tư nghiệp, tước Tứ Xuyên Hầu.
Phan Huy Dung: Người xã Tả Thanh Oai huyện Thanh Oai. Làm Nho học Huấn đạo phủ Thái Bình dưới thời Lê Hiển Tông. Có tài nhưng mất sớm.
6. Hoa Công Phương (1651-?) Người xã Bình Dân huyện Đông An. Nay thuộc xã Tân Dân huyện Châu Giang, Hưng Yên. Đậu Đệ tam giáp Đồng Tiến sĩ xuất thân khoa Quí Hợi niên hiệu Chính Hòa (1683). Làm quan đến chức Hiến sứ. Bị bãi chức.
7. Vũ Thạnh (1664-?) Người xã Đan Loan huyện Đường An. Đậu Đình nguyên Đệ nhất giáp Tiến sĩ cập đệ tam danh (Thám hoa) khoa Ất Sửu niên hiệu Chính Hòa (1685) lâm quan đến chức Thiêm đô ngự sử. Bị bãi chức. Sau lại được phục dụng, thăng đến chức Tự Khanh kiêm giám thị trường Võ học. Khi mất được tặng chức Tham chính.
8. Bùi Thế Vinh (1554-?) Người xã Yên Hoa huyện Quảng Đức nay thuộc phường Yên Phụ quận Ba Đình TP Hà Nội. Nguyên quán xã Đan Loan huyện Đường An. Nay thuộc xã Nhân Quyền huyện Cẩm Bình tỉnh Hải Dương. Đỗ đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân khoa Canh Thìn niên hiệu Diên Thành 3 (1580) đời Mạc Mậu Hợp. Làm quan đến Thượng thư. Sau theo về nhà Lê.
Thông báo Hán Nôm học 1996 ( tr.11-18)
Trần Kim Anh
Nguồn tin: Viện Hán Nôm
ĐAĐL từ lâu nay đã được một số nhà nghiên cứu để ý đến. Trần Văn Giáp trong Tìm hiểu kho sách Hán Nôm đã giới thiệu về nó và cho rằng đây là một cuốn phả “có nhiều tài liệu lịch sử, nhất là về diên cách một số địa phương, điều mục một số điển lệ, thể lệ, tục lệ dưới triều Lê”(1).
Dã Lan Nguyễn Đức Dụ trong Gia phả, khảo luận và thực hành cũng liệt ĐAĐL vào một trong những cuốn phả có “tầm vóc giá trị rất lớn”(2) và “trong phả có nhiều sử liệu quí giá”(3).
Song đẻ nghiên cứu kĩ càng và tiến hành khai thác tư liệu, công bố các tư liệu trong phả thì hầu như chưa có ai thực sự quan tâm.
Trong quá trình nghiên cứu tác gia Hán Nôm Phạm Đình Hổ, tôi đã phải đọc đi đọc lại nhiều lần cuốn phả này và thực sự cảm nhận được phần nào những đánh giá nói trên về nó, do đó trong bài viết nhỏ này, tôi xin được giới thiệu đôi điều về cuốn phả cùng giá trị của những tư liệu được tàng trữ trong nó.
1. Tình hình văn bản
Hiện nay tại thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm còn lưu giữ hai văn bản sách này. Một bản mang kí hiệu A909 và bản kia là VHv.1353.
Bản A909 khổ 30x19 dày 300 trang, chữ viết tay chân phương nhưng có nhiều nhầm lẫn do sao chép. Mục lục đặt ngay sau bìa trước cho biết sách gồm có các phần:
1. Trục nguyệt kị thời
2. Phụng tiên cáo từ
3. Tông đồ
4. Chính biên
5. Cựu phả, hành trạng, vi mặc
6. Nội truyện
7. Niên canh
8. Đẩu số y phương khắc trạch
Bản VHv1353 được viết y hệt sách trên nhưng phía sau có phụ thêm bài kí Hành tại diện đốicủa Phạm Đình Hổ(4). Bản này cũng có rất nhiều sai sót do sao chép.
2. Nội dung
Xem kỹ toàn bộ cuốn phả có thể thấy phần quan trọng và có giá trị hơn cả là phần Chính biên và Hành trạng, chiếm gần 200 trang trong cuốn phả. Phần Chính biên do Phạm Đình Hổ biên soạn và phần Hành trạng do học trò của Diệc Hiên tiên sinh là Phan Trọng Phiên và Phan Huy Dung(5) soạn.
Phần Hành trạng là phần viết về niên phả hành trạng của Diệc Hiên tiên sinh tức thân phụ của Phạm Đình Hổ cùng toàn bộ quyển thi đạt trúng hạng đệ nhất danh của tiên sinh trong kỳ thi Hương trường bốn năm Quí Hợi niên hiệu Cảnh Hưng (1743).
Phần chính biên là phần ghi chép thế thứ 10 đời của họ Phạm kể từ ông tổ đầu tiên đến sinh cơ lập nghiệp ở Đan Loan đến đời thứ 10 là đời thân phụ của Phạm Đình Hổ. Thực ra ở phần này, thế thứ chi tiết chỉ bắt đầu được ghi rõ từ đời thứ tư, và đời thứ mười là đời được ghi chép tỉ mỉ đầy đủ nhất. Ở đây chúng tôi chủ yếu đi vào nghiên cứu phần chính biên.
3. Giá trị phần chính biên
a. Về văn học
Ở cuốn gia phả này, người ta không bị chán ngắt bởi toàn những ông nọ đẻ ra bà kia cùng ngày sinh ngày giỗ của họ mà thực sự được thưởng thức một áng văn hấp dẫn, với lối viết sáng sủa, bố cục rành mạch cùng nhiều chi tiết sinh động về các hoạt động xã hội đương thời, nhiều giai thoại về những cá nhân trong dòng họ và có quan hệ đến dòng họ, khiến người đọc hình dung được hết sức rõ ràng sự vận động để hình thành và phát triển của một dòng họ trong sự vận động chung của toàn xã hội. Tất cả những điều đó đã giúp người đọc những hiểu biết sâu xa về con người, về gia đình, dòng tộc và xã hội thời Hậu Lê. Có thể thấy, đây là một lối viết phả hết sức tiêu biểu.
Ở đây Phạm Đình Hổ vẫn trung thành với lối viết sở trường của mình, lối viết khảo cứu. Ông đã không bỏ lỡ cơ hội để đưa vào đó rất nhiều kiến thức về lịch sử, địa lý, phong tục tập quán... Chính điều đó đã khiến cho nội dung cuốn phả trở nên hết sức sâu sắc.
b. Về tư liệu lịch sử
Ngoài những tư liệu có thể giúp ích hữu hiệu cho việc nghiên cứu về diên cách của một số địa phương, đặc biệt là xã Đan Loan và một số xã quanh đó, về tổ chức làng xã, về ruộng, đất, hương ẩm, khoán lệ, phong tục v.v..., thì ở ĐAĐL còn có một loại tư liệu rất quý nữa, đó là tư liệu về tổ chức giáo dục và thi cử dưới thời Hậu Lê, đặc biệt là chế đọ thi hương.
Bởi đây là một dòng họ thi thư, hầu như tất cả đàn ông trong dòng họ đều đi học và đi thi, do đó hầu như ở đời nào cũng có chuyện về học hành thi cử cùng nhiều giai thoại lí thú về các nhân vật đỗ đạt. Xin được trích ra đây một vài mẩu chuyện:
“Năm Quí Hợi niên hiệu Chính Hòa, Tiến sĩ Hoa Công Phương(6) nguyên tịch ở xã ta cùng Thám Hoa Vũ Thạnh(7) đều cư ngụ ở phường Báo Thiên huyện Thọ Xương, đậu trường 4 khoa thi Hương. Vũ công lĩnh giải nguyên. Khi 2 ông trở về quê bị các hào lí trong làng bắt đội đất đắp đường, không chịu được lao dịch vất vả, cả hai bỏ trốn. Đến khi Vũ công đỗ đạt vinh qui, hào lí trong làng dẫn 300 tráng đinh cầm gậy gộc đợi ở ngã tư đầu làng Đình Tổ ngăn không cho về vì bổ thiếu lệ làng khi trước. Ông phải đem 300 quan tiền quí nộp tạ, làng mới cho về. Hoa công sau khi bỏ lao dịch đổi đến nhập tịch ở xã An Dân, đậu trước Thám hoa Vũ công một khoa, đậu xong không về làng, cho nên không có trong hàng Tiên triết ở làng ta.
Các qui chế thể lệ về thi Hương sau, thời Lê Trung hưng cũng được Phạm Đình Hổ đưa vào rất chi tiết: “... Đến khi trúng cách trường ba, những người nhờ ấm Triều liệt, Hoằng tín, Hiển cung, Mậu lâm và các tên quan viên tử từ lục phẩm trở lên, theo lệ sung Nho sinh Chiêu Văn quán. Quan viên từ hàng thất phẩm và các tên nhiêu nam miễn phu dịch, theo lệ sung Nho sinh Tú Lâm cục. Trúng cách bốn trường, nếu do sinh đồ dự trúng, theo lệ sung Giám sinh Quốc Tử Giám, do nho sinh dự trúng, theo lệ sung nho sinh trúng thức, đều gọi là Hương cống. Trường ba lấy bao nhiêu suất, trường bốn lấy bao nhiêu suất, bảy trường Thanh, Nghệ, Đông, Tây, Nam, Bắc và Phụng Thiên đều có chuẩn định số suất gọi là suất thi. Kẻ sĩ trường ốc ứng cử rất khó.
c. Tư liệu xã hội học
Qua sự phát triển của dòng họ Phạm được thể hiện trong phả, có thể thấy một dòng họ được phát triển thịnh vượng phụ thuộc vào khá nhiều yếu tố.
- Yếu tố đẳng cấp: Từ những người nông dân bình thường ở ba đời trước, đến đời thứ tư ông tổ chuyển sang đi buôn cam, là một tiểu thương, họ trở nên giàu có phát đạt, mua được chức hương lý. Như vậy ở làng họ đã ở vào đẳng cấp được tôn trọng. Nhờ có tiền, sang đời thứ năm con cháu đã đỗ đạt làm quan huyện quan phủ, vươn ra sống ở kinh kì. Như vậy ở cấp quốc gia họ đã đứng vào hàng ngũ thống trị. Việc chuyển đổi giai tầng là một nhân tố thúc đẩy sự phát triển của dòng họ, từ vị trí của những người được tôn trọng trong xã hội, họ mở rộng quan hệ, liên kết với những người cùng đẳng cấp để củng cố địa vị, đẳng cấp của mình.
- Yếu tố hôn nhân: Đây là một nguyên nhân quan trọng đảm bảo và thúc đẩy sự phát triển của dòng họ. Kể từ đời thứ năm, họ Phạm bắt đầu có quan hệ hôn nhân với tầng lớp trên, đó là việc trở thành con rể của quan Tiến sĩ Thượng thư Bùi Thế Vinh(8) của ông tổ đời thứ 5. Liên tiếp các đời sau đều có con cháu kết hôn với những gia đình danh gia vọng tộc. Qua thống kê 6 đời, trong gia phả có 68 cặp vợ chồng, trong đó 41 cặp dòng nội 27 cặp dòng ngoại, hầu như đều đảm bảo yếu tố môn đăng hộ đối. Điều này đã giúp củng cố vị trí và sự vững mạnh của dòng họ này trong xã hội.
- Yếu tố giáo dục truyền thống gia đình: Đây là một dòng họ Nho học, do đó việc giáo dục truyền thống gia đình luôn tuân theo hệ tư tưởng Nho gia, các con cháu đều được dạy dỗ rèn cặp từ nhỏ tư tưởng phải học hành đỗ đạt để ấm thân phì gia, làm rạng danh tổ tiên. Đạo hiếu nghĩa được nhấn mạnh. Việc giữ gìn thuần phong mỹ tục trong dòng họ luôn được đề cao. Yếu tố này đã giúp cho dòng họ này trở thành một dòng họ có tri thức, được xã hội coi trọng, và được hưởng nhiều quyền lợi, bổng lộc trong xã hội.
ĐAĐL là một cuốn phả có nhiều giá trị, để nghiên cứu đầy đủ về nó cần phải có nhiều thời gian. Ở đây tôi chỉ xin được điểm qua một vài nét về giá trị của nó, mong rằng nó là một thông tin có ích cho những người quan tâm đến việc nghiên cứu gia phả.
Chú thích:
1. Trần Văn Giáp: Tìm hiểu kho sách Hán Nôm T1. Nxb. Văn Hóa, H. 1984, tr.331.
2. Dã Lan Nguyễn Đức Dụ: Gia phả, khảo luận và thực hành. Nxb. Văn Hóa, H. 1992, tr.148.
3. Dã Lan Nguyễn Đức Dụ. Sđd. tr.159
4. Xem: Bài kí Hành tại diên đối của Phạm Đình Hổ. Kim Anh giới thiệu. TC Hán Nôm số 4/1996, tr.46.
5. Phan Trọng Phiên: còn gọi là Phan Lê Phiên (1735-1809) đậu Đồng Tiến sĩ xuất thân khoa Đinh Sửu niên hiệu Cảnh Hưng 18 (1757) làm quan đến Hộ bộ Hữu thị lang, Thư Lại bộ Hữu thị lang kiêm Tri Quốc Tử giám Tư nghiệp, tước Tứ Xuyên Hầu.
Phan Huy Dung: Người xã Tả Thanh Oai huyện Thanh Oai. Làm Nho học Huấn đạo phủ Thái Bình dưới thời Lê Hiển Tông. Có tài nhưng mất sớm.
6. Hoa Công Phương (1651-?) Người xã Bình Dân huyện Đông An. Nay thuộc xã Tân Dân huyện Châu Giang, Hưng Yên. Đậu Đệ tam giáp Đồng Tiến sĩ xuất thân khoa Quí Hợi niên hiệu Chính Hòa (1683). Làm quan đến chức Hiến sứ. Bị bãi chức.
7. Vũ Thạnh (1664-?) Người xã Đan Loan huyện Đường An. Đậu Đình nguyên Đệ nhất giáp Tiến sĩ cập đệ tam danh (Thám hoa) khoa Ất Sửu niên hiệu Chính Hòa (1685) lâm quan đến chức Thiêm đô ngự sử. Bị bãi chức. Sau lại được phục dụng, thăng đến chức Tự Khanh kiêm giám thị trường Võ học. Khi mất được tặng chức Tham chính.
8. Bùi Thế Vinh (1554-?) Người xã Yên Hoa huyện Quảng Đức nay thuộc phường Yên Phụ quận Ba Đình TP Hà Nội. Nguyên quán xã Đan Loan huyện Đường An. Nay thuộc xã Nhân Quyền huyện Cẩm Bình tỉnh Hải Dương. Đỗ đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân khoa Canh Thìn niên hiệu Diên Thành 3 (1580) đời Mạc Mậu Hợp. Làm quan đến Thượng thư. Sau theo về nhà Lê.
Thông báo Hán Nôm học 1996 ( tr.11-18)
Trần Kim Anh
0 nhận xét:
Đăng nhận xét