- Thời Hùng Vương thứ 6: Hùng Huy Vương có thầy Lý Đường hiện dạy học ở Yên Vĩ, huyện Hoài An, phủ Ứng Thiên, đạo Sơn Nam nay là huyện Ứng Hòa, Hà Tây. Thầy có hai học trò là Cao Đường và Lý Đá học giỏi thấu tỏ mọi lẽ kinh sách, người đương thời ai cũng khen là thần đồng. Lý Đá và Cao Đường trưởng thành đến khu Xuân La, Nguyễn Xá, trang Diên Phú, huyện Diên Hà, phủ Tiên Hưng, trấn Sơn Nam thấy nơi đây cảnh vật hữu tình, phong phú thuần hậu hai ông mở trường dạy học, nhân dân gửi con em vào học rất đông. Giặc Ân xâm lược, hai ông theo Phù Đổng đánh giặc, giặc tan về đến núi Sóc Sơn ông cùng Phù Đổng bay về trời. Nhân dân Xuân La, Nguyễn Xá, trang Diên Phú, huyện Diên Hà, phủ Tiên Hưng, trấn Sơn Nam lập đền thờ phụng.
- Thời Hùng Vương thứ 9: Thầy Lỗ Công dạy ở kinh thành Văn Lang, cháu ngoại vua Hùng Định Vương (Hùng Vương thứ 9) là Hoàng Trụ, ở xã Bồng Lai huyện Từ Liêm, Hà Nội theo học.
- Thời Hùng Vương thứ 16 – Hùng Tạo Vương có thầy Ngô Tiên Sinh, quê ở Châu Hoan dạy học ở Xuân Áng, xã Thụy Trang huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, lộ Hải Dương có người học trò là Phan Hô, mày hổ, mũi rồng, tiếng như chuông, mới sinh ra đã có răng, học được một năm giỏi giang, văn võ tinh thông, tài trí khác đời. Ông chữa bệnh cho thái phi, vua thấy tài giỏi phong “ đốc trưởng tiền quân ngự đô lực sĩ, đông đại tướng quân Thiên hộ hầu”.
- Thời Hùng Vương thứ 18 – Hùng Duệ Vương có thầy Cao Đường dạy học
ở khu Khổng Tước, châu Hoan có người dạy học là Chu Hoằng theo học được hơn bốn năm mà văn chương thông thái, võ bị tinh tường. Ông theo Tản viên Sơn Thánh, trở thành vị tướng đánh Thục giỏi được vua phong: “cai số đại vương”. Ngày 10 tháng 11, ông tự hóa nhân dân khu Bùi trang Hạ Bái huyện Diên Hà lập đền thờ phụng.
- Thầy Nguyễn Thiện quê ở Yên Vĩ động Hương Tích huyện Hoài An, phủ Ứng Thiên, trấn Sơn Nam đến dậy học ở thượng khu xã Vĩnh Lại huyện Cẩm Giàng, Hải Dương. Ông có hai người con trai cùng sinh giờ Ngọ ngày 12 tháng 8 năm Bính Tí, lại là hai học trò văn võ toàn tài, thao lược hơn người. Khi cha chết, hai anh em đến Sơn Tây vào yết kiến Tản viên Sơn Thánh và kết nghĩa anh em cùng nhau đánh Thục thắng lợi được Hùng Duệ Vương phong: đại tướng quân.
- Thầy Hải Đường tiên sinh dạy học ở kinh thành Văn Lang có người học trò tên là Nguyễn Mục sinh ngày 12 tháng 8 năm Giáp Ngọ con ông Nguyễn Danh Huyên và bà Đào Thị Túc ở trang Đông Đồ, huyện Kim Hoa phủ Từ Sơn xứ Kinh Bắc, đến ở nhà cậu ruột là ông Đào Công Hải làm huyện doãn trưởng, võ nghệ tinh thông. Hùng Duệ Vương yết bảng chiêu hiền. Nguyễn Mục ứng thi được vua ban chức: đại phu tham gia triều đình chính sự. Quân Thục xâm lược, Nguyễn Mục cầm quân đánh thắng giặc trở về được vua phong: ý mục đại vương. Ngày 2 tháng chạp năm Kỷ Dậu ông hóa, vua truy phong: thượng đẳng thần tối linh. Nhân dân tang Bối Khê huyện Đông Yên phủ Khoái Châu lập đền thờ phụng.
- Thầy Lã tiên sinh dậy ở Hồng Châu, Hải Dương có hai người học trò là Cao Sơn và Quý Minh là hai anh em xinh đôi ngày mùng 3 tháng giêng năm Nhâm Dần. Lên 7 tuổi cha mẹ cho đi học thầy Lã tiên sinh. Năm 16 tuổi Cao Sơn và Quý Minh văn võ đã hơn người. Bấy giờ Hùng Duệ Vương hạ chiếu kén nhân tài. Hai ông ứng thi trúng tuyển, vua phong cho hai người chức chỉ huy sứ: Tả Hữu tướng quân. Vâng mệnh vua hai ông đưa quân trấn thủ ở sông Lô, sông Thao, sông Đà đề phòng quân Thục xâm lược. Hai ông lập đồn ở xã Tiên Du, huyện Phù Khang, phủ Tam Đái, đạo Sơn Tây về sau là Tiên Du, tổng Hạ Giáp, huyện Phù Ninh, Phú Thọ…Ngày 10 tháng 11 hai ông đã hóa, nhân dân nơi đây đã tôn thờ làm thành hoàng làng.
- Thầy Lỗ tiên sinh dạy học ở xã An Cảnh huyện Thiên Thi nay là huyện Ân Thi, Hưng Yên. Thầy có ba người học trò là Nguyễn Tuấn, Nguyễn Chiêu, Nguyễn Minh là con ông Nguyễn Xuân và bà Đoàn Thị Nghi. Ba người cùng sinh một bọc ngày 10 tháng 3 năm Bính Thìn, thật là khôi ngô kỳ vũ. Năm lên 9 tuổi ba anh em đều theo học thầy Lỗ tiên sinh, học được 3 năm đã tinh thông văn võ. Năm 15 tuổi tài năng của ba ông đã nổi bật, nhân dân và hào kiệt trong vùng đều khâm phục. Năm 19 tuổi Hùng Duệ Vương ra bảng kén chọn nhân tài, ba ông đều trúng tuyển. Vua hài lòng phong cho ông Tuấn chức: Tư tào điển lạc quan, ông Chiêu chức: Ta Tư tào phán quan, ông Minh chức: Hữu Tư tào phán quan. Quân Thục đến xâm lược ba ông theo Tản viên sơn thánh đánh giặc.
- Thầy Lỗ Đường tiên sinh dạy ở xã Đại Đồng thuộc huyện An Đường phủ Thượng Hồng tỉnh Hải Dương. Có người học trò là Trung Sơn Nhạc sinh giờ thân ngày 8 tháng giêng năm Giáp Thân, rất kỳ lạ mặt mũi khôi ngô, tuần tú trong bụng có điểm nét chữ “son” trông tựa như chữ thần tiên. Một tuổi đã biết nói, năm lên 7 theo học thầy Lỗ Đường, chẳng bao lâu văn võ kỳ tài được Hùng Duệ Vương giao cho chức: Bố Chính Quan. Quân Thục đến xâm lược, ông là vị tướng đánh thắng giặc rồi tự hóa. Nhân dân làng Nhiễm Dương tổng Nghĩa Xã huyên Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh lập đền thờ phụng.
- Thầy Niệm Hưng quê ở Mộ Trạch Hải Dương được nhân dân làng Lỗ Khê phủ Từ Sơn, Bắc Ninh đón về dạy học. Năm 23 tuổi nhà vua hạ chiếu kén anh tài. Niệm Hưng ứng tuyển được Hùng Duệ Vương phong chức: Chỉ Huy Sứ. Quân Thục xâm lược, ông lĩnh chức Tiền đạo đại tướng quân, đánh thắng quân Thục ông trở về Lỗ Khê tự hóa, nhân dân tôn thờ làm thành hoàng làng.
- Thầy Nguyễn Minh quê ở huyện Lôi Dương châu Ái đến xã Màn Xuyên tổng Đông Kết huyện Đông An mở trường dạy học. Bấy giờ Hùng Duệ Vương mở khoa thi, vào thi đình nhà vua chấm ông đỗ đầu khoa, được vua gả công chúa Ngọc Nương – công chúa thứ 3. Ông cùng với Tản Viên Sơn thánh đánh giặc Chiêm Thành thắng lợi được vua phong: Trấn Chiêm Thành cửa ải đại tướng quân.
- Thầy Lỗ tiên sinh dạy học ở Động Lăng Xương huyện Thanh Xuyên phủ Gia Hưng đạo Hưng Hóa, có ba người học trò là Cao Hiển Công, Cao Minh Công, Cao Tùng Công quê gốc ở Châu Ái đến ngụ cư ở lăng xương ba học trò này thật là dị tướng, hai gò má cao vọi,tay dài chấm gối, bàn chân có 7 cái lông dài. Học mới ba năm mà đã am hiểu nghĩa ký kinh sử lầu thông. Vì có công đánh giặc Thục khi hóa được vua phong: Thượng đẳng phúc thần.
- Thầy Phạm Công Tuyển quê ở Trang Hội Chiểu huyện Hoằng Hóa phủ Hà Trung châu Ái. Làm quan ở Châu Xích Đằng phủ Khoái Châu, đạo Sơn Nam. Ông là người văn chương nổi tiếng. Sau khi vợ chết, ông từ quan về dạy học ở Châu Xích Đằng phủ Khoái Châu, sau lại chuyển về khu Đăng Xuyên xã Đăng Định huyện Thiên Thi.. Sau khi chết nhân dân xã Đăng Xuyên huyện Ân Thi tôn thờ thần làm thành hoàng làng.
- Thầy Vũ Công ở Mộ Trạch, Hải Dương dòng dõi thi thư lên kinh thành kinh đô Văn Lang ở thôn Hương Lan, ngày nay thuộc xã Trưng Vương - Việt Trì dạy học. Hai ông bà sinh được người con đặt tên là Vũ Thư Lang, khi trưởng thành Vũ Thư Lang tiếp tục nghề dạy học của cha ở Trang Đông, Tàng Nam. Vũ Thư Lang đã dạy hai công chúa của Hùng Duệ Vương là Tiên Dung và Ngọc Hoa. Nhân dân đã lập đền thờ vợ chồng Vũ Thư Lang đền này có tên là: Thiên Cổ Miếu.
- Thầy Lý Đường tiên sinh dạy học ở động Lăng Xương, huyện Thanh Xuyên phủ Gia Hưng đạo Hưng Hóa xứ Sơn Tây, Nguyễn Chiêu học thầy ba năm liên. Sau này Nguyễn Chiêu gọi là Tản Viên Sơn Thánh phò mã của Hùng Duệ Vương.
- Thầy Ngô Tiên sinh dạy học ở thô Trìn La, huyện Thiên Thi, xứ Sơn Nam. Có hai người học trò tên là Phạm Đá, Phạm Dũng cùng sinh một bọc ngày mùng 9 tháng 3 năm Kỷ Mùi, con ông Phạm Đạt và bà Đinh Thị Duyên, quê nội ở Sách Biện Sơn, huyện Lôi Dương phủ Thuận Thiên, châu Ái. Hai học trò này hình dáng Kỳ Dị, mày ngài hàm én, tay dài chấm gối, bàn tay có 7 chiếc lông mọc dài, năm lên 8 tuổi hai anh em đến học thầy Ngô Tiên Sinh mới học được vài năm đã thông kinh sử. Thời An Dương Vương có giặc đại Man đến cướp phá Cao Bằng, Hưng Hóa. Nhà vua truyền hịch tuyển lựa nhân tài, hai ông ứng tuyển được nhà vua phong cho ông Phạm Đá là Bình Man đô nguyên soái. Ông Phạm Dũng là: Thiên Quan đại tướng quân. Hai ông dẹp yên giặc lại trở về Trì La khi hóa nhân dân tôn thành Thành hoàng làng.
- Thầy Dương Như Tổn tiên sinh dạy học ở Lỗi Giang, Tề Giang xưa, nay thuộc Thọ Xuân, Thanh Hóa là thầy dạy tể tướng Lữ Giai thời nhà Triệu.
- Theo http://chuvietcolacviet.com
0 nhận xét:
Đăng nhận xét