Di tích lịch sử Quốc gia: Đền - Chùa Hưng Thịnh, Hoàng Nam, Nghĩa Hưng, Nam Định ~ Cội nguồn họ Phạm

Thứ Ba, 3 tháng 9, 2013

Di tích lịch sử Quốc gia: Đền - Chùa Hưng Thịnh, Hoàng Nam, Nghĩa Hưng, Nam Định


ĐỀN - CHÙA HƯNG THỊNH
(Xã Hoàng Nam, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định)
Xếp hạng di tích lịch sử cấp Quốc gia theo QĐ số 226-VH/QĐ, ngày 05/02/1994.
                       
            Đền - chùa Hưng Thịnh thờ hai vị tiến sỹ Phạm Nguyên Bảo và Phạm Đạo Phú triều Lê Thánh Tông năm 1487.

            Tiến sĩ Phạm Nguyên Bảo là cháu cụ Phạm Thời Cử. Cụ Phạm Thời Cử là một trong 3 vị thuỷ tổ châu chiếm cùng Cụ Phạm Đại Lang và Dương Thế An đến mảnh đất này từ năm 1425, lúc đó nơi đây còn là một bãi bồi hoang vu của bể nha Hải Nam. Sau 03 năm chiêu mộ và khai phá đến năm Lê Lợi nguyên niên 1428. Nơi đây được thành lập xã lấy tên là Hưng Phú và chia thành 02 thôn Đông và Đoài tức thôn Hưng Thịnh ngày nay…

            Tiến sỹ Phạm Nguyên Bảo sinh năm 1456 sau lập xã 28 năm. Khi lớn lên bắt đầu theo học 1 người nổi tiếng là học sỹ giỏi người thôn Đoài và người thi đỗ đệ nhị giáp tiến sỹ khoa Đinh Mùi. Triều Lê Thánh Tông năm 1487 là một người có tài kiêm văn võ, người được vua phong chức phó đô ngự sử kiêm chức võ giai chưởng, quân nội thị, cầm một đội quân trông coi nơi dinh vua ở.

 
            Năm 1492 giặc ngọc lân do tên tướng Gia Đa Lý, cầm đầu nổi loạn ở vùng Hưng Hoá. Vua cử đại tướng Trần Trường đi dẹp. Tiến sỹ Phạm Nguyên Bảo làm sớ  tâu Vua xin được đi cùng, được vua chấp nhận và chính người đã chỉ huy chiến đấu bắt sống được tướng giặc Gia Đa Lý. Sau trận này được vua khen Tiến Sỹ Phạm Nguyên Bảo là người có tài Vua phong thêm chức Võ Huân Tướng công tả hiệu điển và cử đi giữ chức toàn quyền tuần thủ vùng Thanh - Nghệ. Người mất tháng 2 năm 1497 tức ngày 27 tháng giêng năm Đinh Tỵ. Chết cùng năm nhưng trước vua Thánh Tông 3 ngày.

            Triều đình thương tiếc mất một vi tướng tài tổ chức lễ quốc tang. Sắc phong tôn thần lê triều đinh vị khoa, đệ nhị giáp tiến sỹ xuất thân, tạc vũ giai chưởng, nội thị thăng nghệ an trấn thủ, sỹ chí phó đô ngự sử tăng thiếu uý thuỵ vũ thánh, phạm tướng công uy linh phú dực, vũ dũng phân duơng, đại tướng đổng quân (công đoan tức đại vương trung đẳng thần). Rồi cử một đại quân rước thi hài về an táng tại quê hương Hưng Phú chữ hán ghi (lệnh tấn binh tống hồi) mộ người táng tại gồ con hạc cánh đồng tân xây thành lăng theo hình hạc rộng một xào bắc bộ.

            Khi rước thi hài tiến sỹ về bản quán đi qua tỉnh nào, tỉnh ấy có trách nhiệm nghênh tiếp và lập đền thờ (Phạm Tướng Công) vì vậy mà khu cột cờ Nghệ An cũ, Thanh Hà, Đông Sơn, Thanh Hoá có đền thờ Phạm Tướng Công Phạm Sá Đông cao thượng cũng có miếu thờ 2 tiến sỹ đây là nơi quê hương tổ tiên của cụ Phạm Thời Cử.

            Để tỏ lòng ngưỡng mộ và uống nước nhớ nguồn đối với các danh nhân có công với dân tộc. Ngay sau khi người mất năm 1497 nhân dân ta đã xây đền thờ phụng người ở phía bắc chùa do thôn Đoài trực tiếp phụ trách.

            Ngày 2 tháng 8 năm Canh Dần 1530 Tiến Sỹ Phạm Nguyên Bảo được thôn Đông xây đền thờ ở phía nam chùa, 2 ngôi xây song để thờ phụng người.

            Đến năm Tự Đức thứ 7 dân làng hợp nhất 2 đền vào làm 1 để thờ phụng.

            Kể thừ ngày người mất đến nay đã hơn 500 năm nhưng danh tiếng của người vẫn được bảo tồn qua các triều đại, tên tuổi, vị trí chức vụ của người được ghi ở Quốc Tử Giám Hà Nội được chép trong sử sách lưu trữ thư viện quốc gia.

 
            Khi người mất, nơi thờ phụng người vẫn có nhiều các bậc đại nhân, chí sĩ có tinh thần dân tộc yêu nước lui tới thăm viếng ngưỡng mộ người, làm nhiều câu đối tiến cúng để thờ phụng người, câu đối như sau:

Bút tận nghiêng thành uỷ khả uý
Nghĩa can trung giáp tử do sinh

            Hàn lâm thị giảng đại học sỹ Nguyễn Trọng Hợp tiến cúng, câu đối xin tạm dịch.
            Với kẻ thù bút nghiên thành gươm giáo, thành luỹ oai khả sơ
            Cả trung và nghĩa đều đứng hàng đầu, nên mất cũng như còn.

            Và dưới đây là thần tích của Tiến sỹ Phạm Văn Nghị soạn nói về thần tích vị trí chức vụ của người như sau:

Đại an có đất phát văn
Thủ lê Hoàng Đức thánh quân hiếu hiền
Khoa đinh vị lịch niên thập bát
Thần vào thi nhị giáp đề danh
Trời sinh võ nghệ cũng rành
Vũ giai chức thưởng thông minh trực hầu
Giặc ngọc lâu loạn miền hưng hoá
Thần xin đem binh mà đánh tan
Tâu về ngọc bệ chỉ ban
Phong cho làm chức nghệ an tấn thần
Giặc bốn mạn lê quân tự tướng
Chàn lại đem nghị tướng khởi hành
Bỗng đâu lạc vị tướng tinh
Cối sao cơ vị thiên đình thẳng lên
Tặng thiếu uý vũ thành tên thuỵ
Triều cho dân phụng sự làm thần
Uy linh thực đã xuất quân
Nhất môn liên chúng văn thần kế khoa
Sau 3 năm khoa là Canh Tuất
Thần đỗ lên tam giáp truyền lô
Tao đàn nguyên suý cung Vua
Nhị Thập bát tú đều đua thi tài
Chức thị lang thu hoài mấy buổi
Mạc cướp ngôi tìm lối thoái quy
Về sau lê tặng tham ty
Thuỵ là trung ý phong vi phúc thần
Thần hai vị hoán luân một miếu
Hộ tống xưa đại tiểu khôn bi
Phương rân nhớ phúc thần ri
An cư lạc nghiệp hi hi xuân đài

            Riêng về đối tự của ngài không có bút tích để lại, hương phả chữ hán của thôn chỉ ghi ao vườn của ngài ở xóm Tây An và 24 mẫu cấp tứ của nhà Vua ban cho 2 vị và có ghi ngôi mộ tổ phát tích ra 2 đức đại khoa táng tại gồ mai cua ở thôn Vân Cù nay là thôn An Lộc huyện Nam Trực có bia đá đề.

            (Hưng Phú Đại An nhị đại khoa tổ mộ xứ).

            Kèm theo văn tự nhân dân ta mua 1 sào ruộng tư điền thời tự đức để trả công cho người trông coi mộ tổ, hàng năm phải sắm lễ để ngày thanh minh các cụ ra thăm mộ lễ đức thần linh.
           

           
Xã Hoàng Nam đón bằng di tích lịch sử văn hoá theo quyết định số 226/VH/QĐ ngày 5/2/1994 đền, chùa thôn Hưng Thịnh thờ hai vị tiến sỹ Phạm Nguyên Bảo và Phạm Đạo Phú triều Lê Thánh Tông năm 1487.

            Trong phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” theo chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT. Tường THCS Hoàng Nam được giao chăm sóc đền chùa Hưng Thịnh. Trường đã tổ chức cho học sinh học tập những nét lớn về thân thế sự nghiệp của tiến sĩ Phạm Nguyên Bảo và Phạm Đạo Phú. Tổ chức cho tham quan khu di tích để các em trực tiếp nhìn cảnh quan, cách bố trí nơi thờ cúng và sự đóng góp công sức của các thế hệ ông cha xây dựng ngôi đền chùa trang nghiêm thành kính để các em tri ân về cội  nguồn mà hai tiến sĩ đã có công phù lê dẹp ngoại xâm đem lại nền thái bình cho đất nước và xây dựng quê hương trù phú. Tổ chức dâng hương cùng địa phương nhân ngày mở hội. Phân công cho từng khối lớp làm cỏ trong vườn đền chùa, tưới nước chăm sóc cây hoa cây cảnh, quét dọn vệ sinh trong khu nội tự đền chùa.






 
Lương Thế Dũng - Phòng GD&ĐT
             (Bài viết và ảnh do trường THCS Hoàng Nam cung cấp)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Đưa tôi về Trang chủ