GIỚI THIỆU VĂN BIA CÓ NỘI DUNG KHOA CỬ CỦA HUYỆN THƯỢNG PHÚC
TRẦN THỊ XUÂN PHƯƠNG
Viện Nghiên cứu Hán Nôm
Người dân huyện Thượng Phúc (nay là xã Văn Giáp huyện Thường Tín thành phố Hà Nội), rất tự hào vì đất Thượng Phúc không chỉ nổi tiếng bởi có nhiều cảnh đẹp mà còn nổi tiếng bởi: “Bản huyện là đất địa linh sinh hào kiệt, chính vì thế mà tiếng tăm từ khoa mục đã nổi tiếng từ xưa tới nay”. “Giúp đỡ triều đình là việc của khanh tướng. Có được khanh tướng là do tuyển chọn và làm vinh danh tên tuổi các vị Tiến sĩ”. Chính vì lí do đó mà khoa cử và tên tuổi của các vị đỗ đạt đã được tôn vinh và lưu truyền cho tới ngày nay.
Trong khi tìm hiểu về lịch sử tỉnh Hà Tây, chúng tôi đã đọc được một thác bản văn bia có giá trị giúp cho việc khảo cứu về khoa cử của huyện Thượng Phúc nói riêng và của tỉnh Hà Tây nói chung. Nhận thấy đây là một văn bia có giá trị chúng tôi phiên âm, dịch nghĩa giới thiệu toàn bộ nội dung tấm bia.
Hiện thác bản văn bia được lưu trữ ở Viện Nghiên cứu Hán Nôm với kí hiệu N08196- 8199. Thác bản có chất lượng tốt, nhưng có điều đáng lưu ý là người nhập kí hiệu đã có sự nhầm lẫn trong việc xếp các mặt thác bản với nhau, trong khi giới thiệu, chúng tôi đã điều chỉnh lại.
Dịch nghĩa:
Bia ghi danh người đỗ đạt của huyện Thượng Phúc
N08196
Từng đọc Trạng nguyên thi thấy viết: đầy triều các nhà quyền quí, đọc sách của người thấy viết: tên tuổi thư quế làm nên sự quyền quí. Giúp đỡ triều đình là việc của khanh tướng. Có được khanh tướng là do tuyển chọn và làm vinh danh tên tuổi các vị Tiến sĩ. Bản huyện là đất địa linh sinh hào kiệt, chính vì thế mà tiếng tăm từ khoa mục đã nổi tiếng từ xưa tới nay.
Sự nghiệp của đất nước tiếng tăm vang dội thiên cổ là do những gia đình có nhiều người làm quan qua nhiều triều đã có từ lâu, sự ghi chép còn ngời sáng trong quốc sử, truyền tụng trong bi kí. Nếu những việc đó được ghi khắc vào đá chẳng phải là để tôn vinh tên tuổi truyền lại cho muôn đời sao. Nhân thuật lại những điều nghe được truyền lại cho đời đồng thời qua đó đề cao khoa cử Nho giáo. Vậy xin cung kính ghi nguyên lại như sau:
Bậc Tiên hiền: những người có chức tước, tên tuổi nghe truyền lại có đến 75 người. Nay khảo trong bia văn miếu, các sách đăng khoa lục chỉ thấy có 44 người.
Nguyên Kỉ (nghe nói) người họ Lê: quê Bình Vọng, đỗ Trạng nguyên.
Nguyễn Phi Khanh: người làng Nhị Khê, là cha của Nguyễn Trãi, đỗ Bảng nhãn, làm quan Tư nghiệp.
(Người họ) Bằng: quê Vũ Lăng, đỗ Trạng nguyên
(Người họ) Trần: quê Gia Phúc, đỗ Bảng nhãn
(Người họ) Trần: quê Văn Tự, đỗ Bảng nhãn.
(Người họ) Dương: quê Nghiêm Xá, làm quan Nhập nội hành khiển.
Nguyễn Trãi: quê Nhị Khê, là công thần bình Ngô khai quốc, làm quan Nhập thị hành khiển, Môn hạ sảnh hữu gián nghị đại phu, Hàn lâm viện thừa chỉ Đại học sĩ kiêm Trung thư Hàn lâm chưởng lục bộ Thượng thư quốc sử tam quán sự á trí tự tứ Kim ngư cổn Tế Văn hầu.
Phạm Cư: người La Phù, sau chuyển đến Võ Lăng, làm quan Thái bộc tự khanh.
(Người họ) Nguyễn: quê Nghiêm Xá, làm quan Nhập nội hành khiển
(Người họ) Trần: quê Do Lễ, làm quan Nhập nội hành khiển.
Nguyễn Đình Tích: quê Phương Quế, làm quan Thị lang thừa chỉ.
(Người họ) Trần: quê xã Đại Gia, làm quan Nhập nội hành khiển
(Người họ) Đào: quê Thượng Phúc, làm quan Bảo Hòa cung học sĩ.
Hoàng Quán Chi: quê Thụy Thú, làm quan Nhập nội hành khiển.
[] quê Do Lễ, làm chức Chuyển vận sứ.
(Người họ) Nguyễn: quê Nhị Khê, làm quan Tu sử.
(Người họ) Nguyễn: quê Do Lễ, làm quan Tư nghiệp quân hiên
Hai anh em họ Trương: quê Võ Lăng, làm quan Nhập Thị kinh diên.
(Người họ) Nguyễn: quê Bạch Hoa, làm quan Tham chính.
Hai cha con họ Trần: quê Võ Lăng, đỗ Thám hoa.
Trần Duy Hinh: quê Võ Lăng, làm quan Lễ bộ Thượng thư, về trí sĩ.
Đinh Mai Thông: quê Võ Lăng, làm quan Lễ bộ Thượng thư.
(Người họ) Lưu: quê Vạn Điểm, làm quan Kiểm đô ngự sử.
(Người họ) Nguyễn: quê Nhị Khê, cháu của Nguyễn Trãi, làm quan Thừa sứ.
Đào Tuấn Khanh: quê Trụ Quốc sau đổi đến Võ Lăng, làm quan Tu nghiệp.
N08198
Ứng Nhan Lượng: quê Nhị Khê, tương truyền giữ chức Hưng hiền Hàn lâm
Nghiêm Lâm: quê La Phù, giữ chức Tự hương
Doãn Hoằng Duệ (có cha, bác làm Thượng thư).
Phan: Diên [], thiểu sửu
(Người họ) Lê: quê Võ Lăng, làm quan Lễ bộ Tả thị lang
(Người họ) Nguyễn: quê La Phù, giữ chức quan Tham nghị
Lê: quê Võ Lăng, làm quan Binh bộ Tả thị lang
Nguyễn Văn Hiệp: quê Nghiêm Xá, làm quan Hiến sát xứ
Ngô Hoan: quê Nghiêm Xá, Thiêm đô ngự sử Ước Vân
Trịnh Quí: quê Tử Dương, làm quan Binh bộ Thượng thư
Dương Chân Nguyên: quê Thượng Phúc, ban cho cha là Đô ngự sử [] tước Thanh Hà hầu
(Người họ) Trần: quê Võ Lăng, giữ chức Tham nghị
(Người họ) Trần: quê Đoan Mặc, quan Giám sát ngự sử
Hai cha con họ Nguyễn: quê Tử Dương, quan Giám sát ngự sử
Nguyễn Lục: quê Nghiêm Xá, làm quan Giám sát ngự sử
Bùi Thục Độ: quê Cát Lăng, làm quan Hiến sát sứ
Phạm Đức Trinh: quê La Phù, làm quan Giám sát ngự sử
Doãn Mậu Khôi: An Duyên, làm quan Lễ bộ Thượng thư, tước [] An hầu
Đào Như Hổ: quê Triều Đông, làm quan Đoán sự
Trần Lư: quê Bình Vọng, làm quan Hiến sát sứ
Ngô Ước: quê Nghiêm Xá, là anh của (Ngô) Hoằng, giữ chức Hàn lâm học sĩ.
Đàm Đức Nhuận: quê Lưu Khê, giữ chức Đoán sự
Ngô Hoằng: quê Nghiêm Xá, anh em cùng đỗ một khoa, làm quan Hiến sát sứ
Nguyễn Hãng: quê Võ Lăng, đỗ Bảng nhãn, làm quan Tả Thị lang
Dương Kì: quê Thượng Phúc, giữ chức Lại bộ Hữu thị lang, tước [] bá
Nguyễn Trung Tín: quê Vạn Điểm, quan Hộ bộ Hữu Thị lang, tước Thụy Xuyên hầu
Đỗ Kim Oanh: quê Võ Lăng, giữ chức Tham nghị
Nguyễn Tựu: quê Phú Hoa, giữ chức Kinh lịch, tước [] Lâm bá
Nguyễn Hữu Dực: quê [ ], giữ chức Đề hình, Giám sát ngự sử, tước [] bá
Lê Kính: quê Thượng Phúc, làm quan Giám sát ngự sử
Lê Ninh: quê Bạch Hoa, làm quan Lễ bộ Tả Thị lang
Ngô Vĩ: quê Vạn Điểm, làm quan Thị lang, tước Đạt Lễ hầu, nguyên là quan Lễ bộ Thượng thư, tước Sùng Lễ hầu
Lí Công Bật: quê Hà Động, sau đổi đến Công Minh, làm quan Giám sát ngự sử
Doãn Đàm: quê An Duyên, làm quan Hiến sát sứ, tước Thọ Nhai tử
Nguyễn Khắc Ngôn: […]
Phạm Văn Lan: quê Võ Lăng, làm quan [ ] sứ, tước Thượng [] hầu nguyên là [] Hình bộ Thượng thư, tước Nghĩa Toàn hầu
(Người họ) Phạm: quê Bình Lăng, chức Tham nghị, tước Phong Vĩ tử
Nguyễn Hữu Tác: quê Nghiêm Xá, quan Tham chính, tước Hải Xuyên tử
Phạm Văn Hổ: quê Nghiêm Xá, làm quan Công bộ Hữu Thị lang, tước Liễu Xuyên tử, sau đổi là quan Tham nghị.
Nguyễn Trạm: quê Cát Lăng, chức Tham chính, tước Cát Xuyên tử
Phạm Thế Hỗ: quê Quất Động, quan Hiến sát sứ
Trần Hữu Lễ: quê Cát Lăng, làm quan Lại bộ Tả Thị lang kiêm Đông các học sĩ, tước Thọ Hải hầu, được tặng chức Công bộ Thượng thư.
Trần Khái: quê Quất Động, làm quan Hộ bộ Tả Thị lang, tước Vinh Quí hầu, tặng chức Công bộ Thượng thư
Lương Mậu Huân: quê Chương Dương, quan Giám sát ngự sử
Nguyễn Hữu Đăng: quê Bình Vọng, ứng thí vào Thọ Xương Đề hình, quan Giám sát ngự sử
Nguyễn Đăng Sĩ: quê Phương Quế, quan Nội tán Hàn lâm viện Hiệu thảo
Nguyễn Trung Lượng: quê Nhị Khê, quan Công khoa cấp sự trung
Đến năm Ất Hợi, từ vũ bị huỷ hoại, thủ từ cùng với chức dịch cùng nhau trùng tu. Có cả quan huyện người xã Lưu Kính mang trâu bò, tiền đến cúng.
Nay (lập bia) để căn dặn hậu thế:
Nhờ có thánh quan và người trong bản xã (cùng góp sức), nay từ vũ đã hoàn thành, vạn bất đắc có điều gì thì đời sau cũng không được xê dịch từ vũ.
Hàng năm có hai kì tế xuân thu, dựa vào tiền thuế đinh và thuế dân mà phân chia để lấy làm nhu phí dùng cho hai kì tế. Người tham dự tế lễ phải trai giới sạch sẽ, quần áo mũ mạo phải chỉnh tề, và nhất là phải tỏ ra hết sức cung kính.
Khán thủ xã An Duyên cùng mọi trong xã người theo lệ bầu Hậu trưởng Đặng Quốc Cường (người Xuân La), Xã chính Nguyễn Sức (người Nhị Khê), cùng dự lễ tẩy rửa với người trong bản huyện.
N08199
Sinh đồ Trương Công Khuê (quê Nhị Khê)
Nghệ An Tham chính Dương Công Độ đỗ khoa khoa Quí Hợi
Cổ Hiền, Hình bộ Hữu Thị lang Tín Trạch hầu Nguyễn Trung Quán Canh…
Phương Quế Thanh Hoa Tham chính Từ Bá Cơ đỗ khoa Nhâm Thìn, (anh)
Phương Quế Giám sát ngự sử Từ Bá Tiệp đỗ khoa Tân Sửu, (em)
Văn Giáp Hoàng giáp Đông các học sĩ Văn Lĩnh bá Trần Trọng Liêu đỗ khoa Quí Sửu
Chương Dương Sơn Tây Hiến sát sứ Đào Duy Cửu đỗ khoa Canh Thìn
Phối thờ các vị: Bình Vọng tổng [] Sử bắc Quận công Phượng Dực Thái bảo Vũ Quận công Nguyễn Lễ
Thái phó tấn Quận công Nguyễn Tường tuế tại Bính Thìn [] []
Hoằng Phúc Giám sinh Đinh Tông Thuyên đường tự nam Hoài An Tri huyện Đinh Bá Thường thừa.
Các chức quan bản huyện cùng nhau kính cẩn tu sửa nội đường từ vũ, làm mới tiền đường, nay đã xong, bèn làm bia ghi lại. Các bậc sĩ phu đã ứng ra trước 300 quan tiền cổ sau này cứ chiếu bổ rồi thu lại cho đủ.
Thủ từ xã An Duyên đã ứng tiền xây dựng và chi dùng một số việc khác, số tiền là 50 quan tiền cổ nên thành lệ mỗi năm trừ đi 10 quan cổ tiền.
N08197
Xây dựng từ vũ cùng việc lập bia tạo lệ ghi lại tính danh của những người trong hội Tư văn (và địa chỉ tránh để nhầm lẫn)
Dương Công Độ: quê Nhị Khê, cúng 40 quan cổ tiền.
Bản huyện cúng 47 quan tiền cổ.
Dương Công Tiến: quê Quất Động, Nguyễn Công Phụ (quê Vạn Điểm, chức Lục viên danh), Nguyễn Viết Tuấn, Phạm Đình Dương, Nguyễn Công Lí, Phạm Hoa Côn, Nguyễn Huyên, Hoàng Đình Phương (quê Dĩnh Châu, chức Lục viên danh), Nguyễn Đắc Lộc, Nguyễn Quang Dao, Trần Công Vĩ, Hoàng Quang Nhiễm, Nguyễn Như Giai.
Đặng Quốc Công (quê Xuân La, chức Câu đương), Nguyễn Đình Tá (quê Phương Quế, chức Lục viên danh), Nguyễn Giai, Nguyễn Đăng Nho, Từ Công Kiêm, Nguyễn Quán Quần, Vũ Quang Tự, Trần Hữu Vọng (quê Văn Giáp, chức Bát viên danh), Nguyễn Quốc Khu, Trần Tuấn Vĩ, Trần Hữu Dự, Nguyễn Bỉnh Công, Trần Bỉnh Trung, Trần Bỉnh Cương, Trần Tuấn Giai, Lương Mậu Thưởng (quê Chương Dương, chức Tam viên danh), Đỗ Quang Tề, Tạ Cửu Trai (quê Vân Trai), Vũ Hưng Tạo (quê Võ Lăng), Vũ Phương Diên (quê Thụy Phú, chức Nhị viên danh), Đặng Công Tuấn, Nguyễn Hữu Vinh (Bình Vọng), Nguyễn Vinh Tiến (quê Tử Dương, chức Ngũ viên danh), Nguyễn Dự Tuyển, Vũ Danh Phương, Vũ Quốc Hiển, Phạm Quang Chung, Hồ Trác Việt (quê Nhị Khê, chức Tam viên danh), Nguyễn Đình Thị, Hồ Trác Dị.
Nguyễn Công Liên (quê An Duyên), Đỗ Đăng Kiêm (quê Phượng Dực, chức Nhị viên danh), Đỗ Đình Cử, Đinh Đình Vượng, Vương Như Long (quê Từ Nhân), Nguyễn Công Đạt (quê Triều Đông), Nguyễn Trung Quán (quê Cổ Hiền), Nguyễn Đình Tuấn (quê Nghiêm Xá, Chức Nhị viên danh), Đỗ Đình Vĩ, Nguyễn Duy Thuần (quê Liễu Viên), Dương Khuê (quê Ba Lăng), Hà Cơ (quê An Cảnh), Nguyễn Phú Đa (quê Gia Phúc, chức Huyện thừa) cúng cây hương.
Ngày tốt tháng trọng đông (11) năm Ất Hợi triều Lê niên hiệu Chính Hòa thứ 16 (1695) lập bia.
Quí Hợi khoa Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân phụng sai Đốc đồng xứ Thanh Hoa, quan Nội tán tri hộ phiên, cấp sự trung, Hình khoa Dương Công Độ kính cẩn soạn.
Thuận Lương Ngọc, Thư tả, Tướng thần lại Tri bạ Trần Thế Tập vâng viết chữ.
Thiệu Đông An, Cục thạch tượng, Xã sử Lê Như An./.
Trần Xuân Phương
Nguồn tin: Viện Hán Nôm
0 nhận xét:
Đăng nhận xét