Tài liệu ở Kim Sơn thời Tự Đức ~ Cội nguồn họ Phạm

Thứ Ba, 4 tháng 6, 2013

Tài liệu ở Kim Sơn thời Tự Đức

MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ TÌNH HÌNH RUỘNG ĐẤT Ở HUYỆN KIM SƠN (NINH BÌNH) QUA HAI TƯ LIỆU CHỮ HÁN “BIỂU TỪ” NĂM TỰ ĐỨC THỨ 6 VÀ “ƯỚC TỪ” NĂM TỰ ĐỨC THỨ 24
ĐÀO TỐ UYÊN - BÙI QUÝ LỘ

Huyện Kim Sơn (tỉnh Ninh Bình) ra đời vào năm Minh Mệnh thứ 10 (1829) nhờ kết quả của hình thức khẩn hoang doanh điền do doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ phụng mệnh triều đình. Nguyễn đứng ra tổ chức và thực hiện: Trong quá trình đi thực tế, điền dã tại địa phương huyện Kim Sơn, chúng tôi đã phát hiện được một số tài liệu bằng chữ Hán, những tài liệu này đã giúp chúng tôi hiểu thêm về chế độ ruộng đất ở Kim Sơn qua thực tế của tình hình ruộng đất ở đây đó là bản “Biểu từ” năm Tự Đức thứ 6 và bản “Ước từ” năm Tự Đức thứ 24.
1. Về bản “Biểu từ năm Tự Đức thứ 6”
Phiêm âm: Yên Khánh phủ, Kim Sơn huyện, Hướng Đạo tổng, Thủ Trung ấp, đồng ấp đẳng, vi lập biểu từ sự. Do chiêu, nguyên mộ chư viên, nhân ư Minh Mệnh niên gian, tòng doanh điền Nguyễn tướng công lịch cơ gian lao thành tư dân ấp. Tích chi sa, kim chi điền. Tích chi hoang, kim chì thục canh điền. Tạc tỉnh, trúc lộ, khai khê, lập sùng từ dĩ tự thần Minh, trí liệt điền dĩ tự tiên tổ, kinh kim nhị thập hữu ngũ niên vu tư đệ nhân chi cư ấp dã. Niên nguyệt các hữu thiển thâm điền phổ dĩ phân đẳng đệ nhân chi cư ấp dã. Niên nguyệt các hữu thiển thâm điền thổ dĩ phân đẳng đệ kỳ chỉ minh hỹ. Ngô ấp cộng niệm, nhân sinh nhật phồn cư gia nhật chúng tư thừa chỉ chuẩn chiếu nguyên thứ mộ quân cấp thế nghiệp điền thổ hữu sai. Nhi thử đồng ấp thuận tình lưu trí tư thổ nhất khu tại ngoại đê xứ (Bắc Giáp Ân Giang, Nam Giáp tư điền, Đông giáp Đồng Đắc, Tây giáp Kiến Thái). Phân biểu nguyên mộ ấp trưởng Dương Công Nhuận ngũ mẫu; quản mộ Vũ Khuê tứ mẫu, nguyên mộ Dương Hoạch nhị mẫu ngũ cao; Trần Thùy nhị mẫu ngũ cao; thứ mộ Ngô Vọng; Phan Chuyên, Phạm Tài, Đỗ Cổn, Nguyễn Cẩm, Phạm Tuân, Đinh Lưỡng, Tống Nhật, mỗi viên các biểu nhị mẫu chiếu nhận canh quản nghiệp thứ biểu tiền công, truyền tử di tôn, dĩ thùy bất hủ, cụ thủ liên doanh ký chỉ vu tả, nhược hậu nhật hà nhân chiếp khởi sự đoan, canh sinh tệ độc, âm khiển dương trù, kỳ hà hối tư đoan biểu từ.
Nhất họa đồ nhị bản, nội nhất bản đính tại giáp hạ, nhất bản đính tại ất bạ.
Tự Đức lục niên tứ nguyệt thập nhị nhật.
Nhận Thực nguyên mộ ấp trưởng Dương Công Nhuận ký
Cai Tổng tự Vũ Khuê ký
Dương Văn Hoạch ký
Trần Văn Thùy ký
Ngô Đức Vọng ký
Trần Văn Lợi ký

Dương Văn Quý ký

Vũ Tiến Sách ký
Vũ Viết Thành ký
Dương Văn Nghĩa ký
Lý Trưởng Vũ Trọng Uông ký
Vũ Thế Vinh ký
Phạm Văn Lý điểm chỉ
Phạm Văn Tài điểm chỉ
Nguyễn Văn Điền ký
Vũ Văn Thịnh ký
Đinh Văn Lương điểm chỉ
Nguyễn Văn Cẩm điểm chỉ
Dương Văn Thiều điểm chỉ
Vũ Hữu Vĩnh ký
Vũ Văn Chuyền ký
Phạm Văn Triết điểm chỉ
Dương Văn Xuyến ký
Dương Văn Thế ký
Tống Văn Nhật ký
Nguyễn Chín điểm chỉ
Phạm Văn Song điểm chỉ
Phạm Văn Tự điểm chỉ
Nguyễn Văn Tịnh điểm chỉ
Ninh Văn Khải điểm chỉ
Nguyễn Văn Kình điểm chỉ
Dương Văn Diện điểm chỉ
Dương Văn Thích ký
Phan Văn Chuyên điểm chỉ
Nguyễn Văn Việt điểm chỉ
Dương Văn Dĩnh điểm chỉ
Vũ Văn Ký ký
Phạm Văn Tuân điểm chỉ
Trần Viết Vũ điểm chỉ
Nguyễn Thế Chuẩn điểm chỉ
Dương Văn Lưu điểm chỉ
Lê Văn Nguyên điểm chỉ
Lê Văn Nguyên điểm chỉ
Phan Văn Đoan điểm chỉ
Phạm Văn Quân điểm chỉ
Phạm Văn Cần điểm chỉ
Nguyễn Khiêm ký
Tống Văn Hữu điểm chỉ
Ngô Mãn ký
Dịch nghĩa:
Biểu từ (tờ trí lệ điền biếu các vị nguyên mộ, thứ mộ)
Toàn dân ấp Thủ Trung, Tổng Hướng Đạo, huyện Kim Sơn, phủ Yên Khánh lập ước từ.
Nguyên do là dưới triều vua Minh Mệnh các vị chiêu mộ và nguyên mộ theo Doanh Điền Nguyễn tướng công, trải qua bao gian lao mới lập thành dân ấp này. Xưa là bãi cát, nay thành ruộng lúa, xưa là đất hoang, nay là thục điền nào khai khẩn cày cấy, đào giếng, đắp đê, khai cừ lập dựng đền miếu thờ thần minh, trí lệ đền thờ tiên tổ, đến nay đã 25 năm.
Nay các lớp dân cư trong ấp đến khai hoang kẻ đến trước người đến sau năm tháng có khác nhau, ruộng đất phân chia theo các thứ bậc, ý tứ chế độ rất rõ ràng.
Dân ấp ta cùng nghĩ rằng, người sinh sôi ngày càng nhiều, gia cư ngày càng đông. Nay đội ơn trên cho phép, chiếu theo danh sách các vị nguyên mộ, thứ mộ để quân cấp ruộng đất thế nghiệp theo thứ bậc khác nhau.
Theo đó, đồng ấp thuận tình lưu trí một khu tư thổ tại xứ ngoại đê, Bắc giáp sông Ân, Nam giáp tư thổ, Đông giáp Đông Đắc, Tây giáp Kiến Thái. Phần chia kinh biếu ông nguyên mộ ấp trưởng Dương Công Nhuận 5 mẫu, ông quản mộ Vũ Khuê 4 mẫu; Các ông nguyên mộ Dương Hoạch 2 mẫu 5 sào, Trần Thùy 2 mẫu 5 sào; các ông thứ mộ Ngô Vọng, Phan Chuyên, Phạm Tài, Đỗ Cổn, Nguyễn Cẩm, Phạm Tuân, Đinh Lưỡng, Tống Nhật mỗi ông (viên) được biếu hai mẫu, chiếu số nhận canh làm quản nghiệp điền để biểu dương công lao ngày trước, cho được truyền lại cho con cháu mãi mãi không bao giờ dứt.
Những người có tên trong danh sách, ký tên và điểm chỉ ở sau đây: Nếu về sau kẻ nào dám tranh đoan gây tệ thì chẳng những bị tru diệt trên dương thế mà còn bị hạch tội ở cõi âm ti hối sao cho kịp. Nay lập biểu từ.
- Có đính kèm theo 2 bản họa đồ – Một bản đính ở bản giáp bạ, và một bản đính tại Ất bạ... (số bạ thứ 2).
Ngày 12 tháng 4 năm Tự Đức thứ 6.
- Nhận thực Nguyễn Mộ ấp trưởng Dương Công Nhuận ký.
- Cai tổng Vũ Khuê ký....
2. Bản “Ước từ” năm Tự Đức thứ 24
- Phiên âm: Yên Khánh phủ, Kim Sơn huyện, Hướng Đạo tổng, Thủ Trung ấp, đồng ấp đẳng, vi ước lập trí kỵ điền sự. Duyên ư Minh Mệnh cửu niên khâm phụng.
Chỉ chuẩn chiêu mộ cùng đinh khẩn trị nhàn điền thiết lập lý ấp, gian giả Đại An huyện, Thân Thượng tổng, Đông Thanh xã, Dương quý công húy Nhuận. Hãi lãng tổng, Hà Dương xã, Hà Phúc thôn, Vũ quý công húy Khuê. Tòng doanh điền sứ quan văng tựu Ninh Bình tỉnh, mộ đinh lập ấp, tư dân ấp điện khuyết du cư hoạch ninh cán chỉ, kỳ công đức tại nhân như thử, truy tư chi lễ, khải khả vong nhiên vu thử, dân ấp hội hợp thuận tình trí điền nhị mẫu tại ngoại đê xứ, thứ nhị thập cửu đỗi, tam tứ điền. Nhị mẫu quân vi tư giáp, mỗi giáp ngũ cao, hệ đệ niên nhị công kỵ nhật: Tam nguyệt thập tam nhật kỵ Dương công, lục nguyệt thập nhị nhật kỵ Vũ công. Mỗi kỵ mỗi giáp liễm tiền tam quán biện lễ kính tế vu dĩ đôn bản nhi báo công nhi sùng đức. Mỗ giáp thiện tưởng liệt điền cố tá định tội tiền văn ngũ quán điền vi ấp nhận thủ dĩ cung tự sự tư ước từ.
Tự Đức nhị thập tứ niên tam nguyệt sớ bát nhật lập ước từ.
Nguyên cai tổng Ngô Đức Vọng ký
Bá hộ Vũ Vinh ký
Vũ Tiến Sách ký
Tống Văn Nhật ký
Vũ Đức Phiệt ký
Phạm Viết Song điểm chỉ
Trần Tế ký
Vũ Bằng ký
Trần Văn Lộc ký
Dương Văn Hanh ký
Nguyễn Văn Chế ký
Đinh Văn Tuệ ký
Dương Văn Vinh ký
Ninh Văn khải điểm chỉ
Vũ Hữu Vĩnh điểm chỉ
Dương Chí Thiện ký
Phạm Văn Lâu điểm chỉ
Đinh Văn Bản ký
Phạm Văn Hiển ký
Trần Văn Tiến ký
Bản ấp thuận trí điền Phan Đăng Đệ ký
Dương Văn Đễ ký
Trần Gia Thưởng ký
Đinh Nghị ký
Lý trưởng Dương Văn Đôn
Vũ Chử ký
Nguyễn Văn Dũng ký
Dương Văn Tướng ký
Vũ Văn Thanh ký
Phạm Văn Đễ ký
Bản ấp trí kỵ điền công điền Tống Văn Nho ký
Phạm Văn Chỉnh ký
Phạm Văn Lương ký
Phan Văn Cần điểm chỉ
Đỗ Hứa điểm chỉ
Nguyễn Kình điểm chỉ
Bản ấp thuận trí kỵ điền công điền nhị mẫu Dương Văn Hoạch ký
Vũ Ức ký
Bản ấp thuận tình trí điền nhị mẫu Tống Văn Lục ký
Phạm Văn Phương ký
Lại mục Dương Văn Mễ ký
Ninh Đăng Viêm ký
Ngô Văn Lẫm ký
Tả trí kỵ điền nhị mẫu Ngô Văn Quang ký
Dịch nghĩa
Ước từ (Tờ ước lập trí kỵ điền)
Toàn dân ấp Thủ Trung, tổng Hướng Đạo, huyện Kim Sưn, phủ Yên Khánh lập tờ ước về việc trí kỵ điền (đặt ruộng giỗ các ông chiêu mộ).
Nguyên là năm thứ chín triều vua Minh Mệnh có chỉ cho được chiêu mộ dân nghèo khai khẩn ruộng hoang lập thành lý ấp. Khi ấy ở huyện Đại An, tổng Thân Thượng, xã Đông Thanh có ông Dương Công Nhuận và ở tổng Hải Lãng xã Hà Dươngthôn Hà Phúc có ông Vũ Khuê theo quan Doanh điền sứ đến tỉnh Ninh Bình mộ đinh lập ấp. Nay nhân dân đông đúc, làng ấp thịnh giàu được như vậy là do công đức của các Tiên Công. Theo lễ tưởng nhớ người có công (truy tư chi lễ), há giám quên ơn. Nay dân ấp hội họp thuận tình trích số ruộng tại sứ ngoại đê, đỗi thứ (29), số ruộng là 2 mẫu, chia đều cho 4 giáp, mỗi giáp 5 sào, hàng năm đến ngày kỵ hai ông (ngày mồng 3 – tháng 3 kỵ Dương Công (Nhuận). Ngày 12 tháng 6 kỵ Vũ Công (Vũ Khê), mỗi kỵ mỗi giáp nộp tiền 3 quan biện lễ kính tế. Để tỏ lòng thành không quên nguồn gốc và báo đáp công đức tiền nhân. Nếu có giáp nào tự tiện đem phần lệ điền này cầm cố cho thuê mướn sẽ phạt khoản tiền 5 quan, phần ruộng này ấp sẽ lấy về để phụng sự việc tế tự. Nay làm tờ ước.
Năm Tự Đức thứ 24 ngày 8 tháng 03 lập ước từ
Nguyên cai tổng Ngô Đức Vọng ký...
I. Hoàn cảnh ra đời của bản biểu từ:
Trước hết bản biểu từ có liên quan đến chế độ ruộng đất ở Kim Sơn sau khai hoang. Năm 1829 huyện Kim Sơn được thành lập, theo quy định của Nhà nước thì ruộng đất sau khai hoang ở Kim Sơn được phân theo chế độ “Tư điền quân cấp”. Có nghĩa là về danh nghĩa ruộng đất vẫn thuộc làng xã quản lý, ruộng đất được chia cho dân đinh khai hoang tùy theo số đất của làng. Theo pháp luật và tập quán thì ruộng đất này thuộc công điền chứ không phải tư điền.
Nhưng để khuyến khích người khai hoang, Nhà nước cho ruộng nộp thuế theo lệ ruộng tư. Đặc điểm của cách phân chia ruộng đất này là: Người được chia ruộng được hưởng một đời nhưng chỉ có quyền hưởng dụng mà không có quyền mua bán. Khi người được cấp ruộng chết đi, nếu không có con trai hoặc có con trai nhưng chưa đến tuổi thành đinh theo chế độ “tư điền quân cấp” là 10 mẫu. Tuy nhiên trong thực tế, số ruộng này có dao động ít nhiều ở từng lý, ấp, trại. Chế độ “tư điền quân cấp” ở Kim Sơn có sự ưu ái hơn so với chế độ “công điền quân cấp” ở Tiền Hải(1).
Mặc dầu vậy chế độ “tư điền quân cấp” về sau đã bộc lộ những nhược điểm của nó: việc chia đều ruộng đất không chiếu cố đến công lao của người đến trước, đến sau. Mặt khác, khi người khai hoang chết đi nếu không có con trai hoặc có con trai nhưng chưa đến tuổi thành đinh thì họ bị mất quyền sử dụng đất. Vì vậy nhân dân Kim Sơn đã đấu tranh đòi chia ruộng đất thành hai phần bằng nhau. Một nửa là tư điền thế nghiệp (có quyền thừa kế và mua bán); một nửa là công điền quân cấp. Ngày 18 tháng 6 năm Tự Đức thứ nhất (1848) phê chuẩn cho ruộng đất ở Kim Sơn theo chế độ một nửa là tư điền thế nghiệp, một nửa là tư điền quân cấp(2).
Nhưng chế độ ruộng đất này vẫn còn có những điều không thích hợp, số người đến Kim sơn đầu tiên đến đó đã 20 năm một số người nhiều tuổi hay bệnh tật chết đi, nếu họ không có con trai hoặc con trai nhưng chựa đến tuổi thành đinh vẫn không được chia tư điền thế nghiệp. Công lao của các nguyên mộ giờ đây cũng không hơn gì các tân đinh vì phần tư điền thế nghiệp và tư điền quân cấp đều như nhau: Vợ góa hay con trẻ của các nguyên mộ chết trước năm 1848 không được chia tư điền thế nghiệp nên một tấc đất cũng không có. Vì vậy nhân dân Kim Sơn lại kêu kiện và xin Nhà nước ban hành chế độ ruộng đất mới(3).
Ngày 12 tháng 11 năm Tự Đức thứ 5 (1852) nhà vua đã phê chuẩn cho ruộng đất ở Kim Sơn được hưởng theo chế độ sau: Tất cả những dân binh lúc đó chia làm 3 hạng, nguyên mộ, thứ mộ, thứ mộ và tân mộ: Tư điền quân cấp không có gì thay đổi, tiếp tục nhận một phần ngang nhau, riêng tư điền thế nghiệp, chia theo tỷ lệ10; 7; 5. Chẳng hạn nếu nguyên mộ được 10 mẫu thì thứ mộ được 7 mẫu và tân mộ được 5 mẫu. Đối với con trai của nguyên, thứ mộ đã chết trước 1848 được chia một phần bằng thứ mộ. Nếu có con trai nuôi thì cũng được phần như vậy. Vợ góa hay con gái của nguyên, thứ mộ đã chết được chia bằng 1/2 của thứ mộ. Phần cho nguyên thứ mộ và con trai của nguyên, thứ mộ đã chết được trao cho họ vĩnh viễn (tư điền thế nghiệp). Riêng phần của vợ góa hay con gái của nguyên, thứ mộ đã chết chỉ được hưởng dụng. Nếu người con gái đó đi lấy chồng và người vợ góa chết thì phải trả lại ruộng đất cho làng.
Như vậy bản “Biểu từ” của ấp Kim Sơn lập ra vào năm Tự Đức thứ 6 (sau 1 năm khi Nhà nước ban hành chế độ ruộng đất mới ở Kim Sơn) nhằm để ưu đãi những người có công khai hoang lập ấp đó là những người đến đầu tiên: chiêu nguyên, thứ mộ.
2. Từ nội dung của bản biểu từ đã cung cấp một số thông tin liên quan đến chế độ ruộng đất ở ấp Thủ Trung nói riêng và Kim Sơn nói chung vào thời điểm Tự Đức thứ 6.
Thứ nhất, cả ấp đều nhất trí để một khu đất tư tại ngoài đê Song Ân để làm ruộng biếu cho các nguyên, thứ mộ.
- Những người có công đầu trong công cuộc khẩn hoang lập ấp. Như vậy từ khi thành lập ấp Thủ trung (huyện Kim Sơn) vào năm 1829 đến khi đó (25 năm sau) nhân dân Thủ Trung nói riêng và Kim Sơn nói chung đã không ngừng quai đi lấn biển, mở rộng diện tích canh tác và khu đất phía ngoài đê sông Ân đã thành thục điền nghĩa là đã có thể cày cấy được.
Thứ hai “Biểu điền” có phân biệt đối với nguyên, thứ mộ và cả đối với những người chức sắc trong ấp. Cụ thể là phần ruộng biếu cho nguyên mộ, ấp trưởng Dương Công Nhuận là 5 mẫu; Quản mộ Vũ Khuê là 4 mẫu; các nguyên mộ Dương Hoạch, Trần Thừa đều hai mẫu 5 sào; các thứ mộ Ngộ Vọng, Phan Chuyên, Phạm Tài, Đỗ Cổn, Nguyễn Cẩm, Phạm Tuân, Đinh Lưỡng, Tống Nhật, mỗi người đều hai mẫu.
Thứ ba, biểu điền là ruộng đất quản nghiệp con cháu được quyền thừa kế ruộng đất đó. Như vậy các nguyên, thứ mộ đều được làng ấp biếu cho một phần ruộng đất tương đối nhiều. Hơn nữa lại là ruộng thế nghiệp. Điều này một mặt thể hiện sự biết ơn của dân làng đối với các nguyên, thứ mộ. Mặt khác nó lại ra đời vào sau lần sửa đổi thứ hai của Nhà nước đối với ruộng đất, ở Kim Sơn là thể hiện sự phát triển tất yếu của xu thế ruộng đất ở giai đoạn này là ruộng đất tư ngày càng phát triển. Bản “Biển từ” thực chất là sự hợp thức hóa việc phân phối ruộng đất cho các vị chức sắc và nguyên thứ mộ trong làng ấp mà ở đây là ruộng đất thế nghiệp.
3. Nội dung của bản “Ước từ” năm Tự Đức thứ 24 cũng cho chúng ta biết một số thông tin về tình hình ruộng đất ở ấp Thủ Trung (huyện Kim Sơn).
Trước hết bản “Ước từ” này ra đời vào thời điểm sau khi hai vị chiêu mộ của ấp đã mất nên dân làng đã hội họp nhau lại, nhất trí để ra hai mẫu “kỵ điền” để phân cho 4 giáp cày cấy và lo biện lễ vào ngày giỗ hai vị chiêu mộ. Đi điền dã tại ấp Thủ Trung huyện Kim Sơn chúng tôi thấy hai cụ chiêu mộ Dương Công Nhuận và Vũ Khuê đều được thờ chung trong miếu Thủ Trung – Nơi thờ thành hoàng của làng. Điều này cũng cho thấy nhân dân Thủ Trung cũng như nhân dân huyện Kim Sơn và nhiều nơi khác đều luôn biết ơn đến công lao của những người có công khai phá lập làng.
Thứ hai, ở ấp Thủ Trung có 4 giáp Đông, Tây, Nam, Bắc nên bản “ước từ” cũng nói rõ hai mẫu “kỵ điền” này phân đều cho 4 giáp để lo biện lễ và đèn nhang cúng hai vị chiêu mộ vừa thể hiện sự công bằng đồng thời cũng là nghĩa vụ của các giáp đối với bậc tiền nhân đã có công chiêu dân lập ấp.
Thứ ba, hai mẫu ruộng này không phải nộp thuế và đương nhiên nó là sở hữu của ấp và sự quản lý nó cũng thuộc về làng ấp chứ không phải là Nhà nước.

Kết luận

Như vậy từ nội dung của hai bản “Biểu từ” năm Tự Đức thứ 6 và bản “Ước từ” năm Tự Đức thứ 24 đã cho chúng ta biết thêm những thông tin quý giá. Đặc biệt là nó liên quan đến chế độ ruộng đất ở Kim Sơn sau khai hoang – Một vấn đề mà từ trước đến nay đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và tìm hiểu.
Hai bản trên cũng cho chúng ta biết thêm về các loại ruộng đất ở Thủ Trung nói riêng và huyện Kim Sơn nói chung. Đó chính là thực tế sinh động về tình hình ruộng đất ở địa phương mà nếu chúng ta chỉ dựa vào chính sách ruộng đất của Nhà nước nêu trong chính sử thì không thể nào hiểu hết được.
Chú thích:
(1) Theo quy định của Nhà nước chế độ “công điền quân cấp” cứ 3 năm chia lại một lần nêu sự luân chuyển người này sang người khác sẽ nhanh chóng làm cho người khai hoang mất quyền sử dụng ruộng đất và số lượng sẽ giảm đi do dân số tăng lên.
(2) Souvignet. Regime foncier du huyen de Kim Son. Ruvue Indochinoise, 1905.
(3) “Bẩm” Tự Đức nắm thứ 3 của các lương mục, hào lý huyện Kim Sơn Bản chữ Hán sưu tầm tại địa phương.
Thông báo Hán Nôm học 2003, tr...
Nguồn tin: Viện Hán Nôm

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Đưa tôi về Trang chủ