Họ Phạm Đình ở làng Bác Trạch, xã Vân Trường, huyện Tiền Hải, Thái Bình ~ Cội nguồn họ Phạm

Thứ Ba, 18 tháng 6, 2013

Họ Phạm Đình ở làng Bác Trạch, xã Vân Trường, huyện Tiền Hải, Thái Bình

Họ Phạm Đình ở làng Bác Trạch, xã Vân Trường, huyện Tiền Hải, Thái Bình

I. Giới thiệu chung
Quá trình lịch sử lâu đời, do chế độ phong kiến hà khắc, chiến tranh, loạn lạc liên miên cho nên họ Phạm Đình chúng tôi mất gia phả. Thông qua trang web của Ban liên lạc dòng họ Phạm toàn quốc. Đó là dịp may mắn. Từ đây có thể chắp bút lần ra gốc tích tổ tiên của mình.
Xin phép Ban liên lạc họ Phạm toàn quốc, xin tham gia đóng góp bổ sung một chi nhánh họ Phạm Quận Công ở làng Bác Trạch, xã Vân Trương, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình.
Cụ tổ họ Phạm Đình về lập ấp tại Thái Bình gần 400 năm đến nay là 14 đời, còn trước đó Thủy tổ xuất xứ từ đâu chúng tôi không được biết.
1. Đời thứ nhất: Cụ Phạm Đình Trang
2. Đời thứ 2: Cụ Phạm Đình Quế
3. Đời thứ 3 : Cụ Phạm Đình Nho
4. Đời thứ 4: Cụ Phạm Đinh Sỹ
Cụ Phạm Đình Sỹ – sinh 22/12 Tân Tỵ 1702
Mất 04/10 Giáp Thìn 1766
Hưởng thọ 64 tuổi
Cụ là bậc đại trượng phu ở đời lập công to dựng nghiệp lớn mà giữ trọn vẹn được trước sau, làm rạng rỡ đời trước, để đức cho đời sau thì ít có.
Thời vua Lê niên hiệu Cảnh Hưng (Lê Hiển Tông), Thượng tướng là cụ Quân Công họ Phạm dấy lên trong lúc phong trần lại làm nên cái mà người khác khó làm được. Vậy thì sự rèn luyện và chứa góp hẳn có từ gốc vậy.
Cụ là ngừơi làng Bác Trạch Tổng Cao Mại, huyện Chân Định, tỉnh Trực Định (Thái Bình ngày nay).
Cụ trực tiếp cầm quân đánh giặc hàng trăm trận, bắt sống cả tướng Ngọ Nghi, đánh đâu thắng đó, mưu trí dũng cảm, dẹp tận gốc đuổi đến cùng không cho giặc yên nghỉ một nơi. Đó là tấm lòng kiên quyết vững như sắt đá, trong suốt như băng sương. Nếu không phải bậc trung nghĩa trội hơn hẳn sao có thể như thế được. Xứng danh Thống soái các tướng lĩnh thời bấy giờ.
Hơn 20 năm phò tá triều Lê, cụ đã bình yên được giặc đem lại thanh bình cho đất nước. Được triều Lê bình chọn công đầu so với các tướng lĩnh thời bấy giờ và ban thưởng chức tước “Đặc tiến phụ quốc Thượng tướng quân Tuyên lực công thần đề đốc Thần vũ Tứ vệ quân, sự vụ đô đốc, phủ hữu đô đốc viên Quận công, Thượng trụ quốc Thượng trận”. Khi cụ mất Phong làm Thái Bảo triều đình, tên Thụy là Trung Vũ. Được phong phúc thần Hùng Nghị Oanh Liệt, Đoan Túc Cần Khắc Đại Vương.
Vua xuống chiếu xây lăng tẩm quế tế trên khuân viên 3 mẫu. Trong lăng tẩm xây làm 3 cấp.
1) 5 gian để chắp kích, ngựa, quan văn võ bằng phỗng đá chầu, dựng 2 bia ghi chép chiến công (từng trận dánh).
2) Cung trong xây 3 gian để thờ cúng có tạc tượng truyền thần bằng gỗ.
3) Sau cùng là thi hài xếp bằng đá trên quấn rồng.
Thưởng 60 mẫu của 30 xã hưởng cai.
“Trích từ văn bia Phạm Quận Công”
II. Về danh nhân Phạm Đình Sỹ
1. Phạm Đình Y: sinh 25/11/1754 – mất 11/6/1781. Hưởng thọ 28 tuổi.
Triều Lê cụ lập công dẹp yên được tên phiến loạn Hoàng Văn Đông. Cụ cùng con ruột Phạm Đình Thiên kết hợp quan trấn thủ Mai Thế Uông đánh tan được tân quân phiến loạn góp phần bình yên biên giới. Cụ chỉ huy tiêu diệt giặc Diễn được phong Oanh Liệt Tướng Quân Đô Chỉ Huy Sứ, Y Thọ Hầu, giữ chức Hiệp trấn Tuyên Quang, lúc mất được phong tặng Đặc tiến phụ quốc Thượng tướng quân, Tham đốc tên thúy là Thông Quả.
2. Phạm Đình Thiện: sinh 1758 – mất 1819. Hưởng thọ 61 tuổi.
Phù Lê Chiêu Thống đã giữ đến chức vụ Binh bộ Hiệp lý đề đốc Tứ vệ Ngự Doanh Lân Dương Hầu. Đi theo vua biệt sứ 16 năm ở nước ngoài (Trung Quốc). Đời Nguyễn ghi công trạng cụ là trung thần bậc nhất.
3. Phạm Đình Nhai được phong Hoàng tôn đại phu.
Các con gái của cụ đều lấy chồng ở các họ có danh vọng.
Tóm lại đời trước oanh liệt tướng quân, trung thần bậc nhất. Đời sau hậu thế mãi mãi gương soi.
Tiền nhân công đức vạn niên hương
Nghĩa chỉ nhân cơ tác kỷ cương
Mộc bản Thủy nguyên bằng Phúc ấm
Tinh di vật hóan Kỷ tin thương
Tổ công Tôn đức bồi chi hậu
Hiểu tử từ tôn kế dã trường.
Dịch thơ:
Tổ tiên công đức để mùi hương
Cõi đức nền nhân dựng kỷ cương
Cây gốc, nước nguồn, bao phúc ấm
Sao rời, vật đổi, mấy tang thương!
Ơn sâu nghĩa nặng còn thơm dấu
Cháu thảo con hiền sáng mãi gương.
Người dịch: Lan Đình Vũ Đình Ngạn
TM. Dòng họ Phạm Đình
Đời thứ 12 trưởng tộc
Phạm Đình Thám

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Đưa tôi về Trang chủ