Phạm Tướng quân thần bi ~ Cội nguồn họ Phạm

Thứ Năm, 27 tháng 6, 2013

Phạm Tướng quân thần bi

Di ảnh: Phạm Thế Năng
Phiên âm:
Mộ chi hữu bi, cổ hỹ. Tự dĩ tường thế hệ ký hành thực nhi truyền viễn dã. Nghiêm Tướng công tính Phạm, tự Thế Năng.Thiệu Hóa phủ Phố Lý Bắc xã nhân, nãi khâm mông bản triều gia phong Nghiêm Uy tướng quân Thống Chế Phạm Công tự Phúc Khanh, thụy Trung Cẩn. Thứ thứ thất khâm gia phong tòng nhị phẩm Nguyễn Thị hiệu Từ Hiên đoan nhân chi tử dã.
  Tiên Tướng công cần thận công bình gia trung, phụng thánh chí kính chí thành, mỗi dĩ trung nghĩa lệ kỳ tử. Trưởng nam Phạm Thế Quỹ y nghiệp, trọng nam Phạm Thế Trạc tòng quân. Bản triều truy phong Tinh binh suất đội, quý nam Phạm Thế Khoái thương nghiệp giai. Tiên Tướng công chính thất khâm tặng phong chánh nhị phẩm Nguyễn Thị hiệu Từ Nghĩa đoan nhân (?) sinh dã. Tiên Tướng công thứ thất Lê Thị hiệu Từ Quyên nhụ nhân sinh nhất nữ (Phạm Thị Lân thích Nguyễn tính). Nghiêm Tướng Công trung trực, quảng bàn, dũng nghị, bất khuất. Tuy vị hạ ư học nhi văn tự tiên nghĩa lâm chính tiệp. ứng ư Đồng Khánh Bính Tuất niên ngẫu tao binh biến ẩn trụ vu bản tỉnh Đông Hoa phố. Chí tam niên giản nhập Tập binh thám báo (?) lực mông thăng Đội trưởng. Thành Thái nhị niên mông thưởng Ngân bài. Tam niên tiễu phỉ thắng trạng mông thưởng Ngân Bội Tinh. Tứ niên thưởng tòng thất phẩm khắc Tập binh suất đội. Lục niên mãn khóa. Thất niên, sảnh đường tập thỉnh (???)
Mặt 2
(???) Đội trưởng. Cửu niên thăng Chánh quản. Thập niên giảm hồi. Thập nhất niên  thừa quý Khâm sứ sát hệ phương hàn, đặc thăng chánh ngũ phẩm do Khâm sứ tòa công vụ. Thập nhị niên thăng Tập binh Phó Vệ úy. Thập tam niên bổ Thừa Thiên phủ phòng thành. Thập tứ niên thưởng Đại hạng Phi Long tiền, thăng thụ Tinh binh vệ úy. Thập tứ niên khất hồi tỉnh thám. Thập lục niên bổ lãnh Quảng Ngãi thành thủ úy. Thập thất niên sát kham lãnh binh. Duy Tân nguyên niên cải thụ Sơn Tĩnh đồn Phó lãnh binh. Tam niên thực thụ Quảng Ngãi tỉnh Lãnh binh. Tứ niên thừa quý toàn quyền, thưởng Nhất hạng Ngân Bội tinh. Ngũ niên hiểu dụ thăng Man tổng trừu xuất thủ, thưởng tam hạng Kim Khánh. Lục niên cải bổ Thừa Thiên phủ lãnh binh, thị niên thưởng Nhất hạng Kim Bội Tinh. Thất niên thưởng tam hạng Kim Khánh. Bát niên hoán bổ Nghệ An Lãnh binh. Cửu niên thăng thụ Phó Đề đốc. Thập niên sinh cầm ngụy phấn thưởng thụ Đề Đốc. Khải Định tứ niên thăng Thự Đô Thống phủ Đô Thống bổ lãnh Tiền Nhị vệ thống chế, thị niên phụng khắc Đổng Lí Gia Thành điện, thưởng Nhất hạng Kim Bội tinh tái thưởng Cao Man Bội tinh ngũ hạng, gia thiện Long Bội tinh. Ngũ niên phụng khắc tu bổ Kiên Thái vương từ. Lục niên thưởng Đại hạng Phi Long tiền, thị niên thập nguyệt khâm phụng chu phê Phạm Thế Năng công vụ mẫn hiên Trẫm dĩ động tri trước thưởng
Mặt 3
Nhị hạng Kim tiền thị khuyến khâm thử, thập nhất nguyệt khâm phụng chu phê phụng khắc Đổng Lý, ưng thuận vạn niên tự, thập nhị nguyệt phụng châu phê tặng thưởng Ngũ hạng Bắc đẩu Danh nghĩa Bội tinh, thị nguyệt phụng sắc Võ giai hưu trí chi Phạm Thế Năng lữ lực thượng cương, trước chuẩn lưu dụng khâm thử. Bát niên phụng dụ Thự Đốc thống phủ Đô Thống Phạm Thế Năng tuy dĩ lậu hưu nhi lữ lực thượng cường huống y viên dự hữu quân công, công tác kham hiên hiện phụng khắc Đổng Lí ưng thuận vạn niên xác hữu lao hiên, trước chuẩn thực thụ Đô Thống phủ Đô Thống kiêm Chưởng trung nhất vệ Đô Thống, bát nguyệt khâm thử chu phê vạn niên Đổng Lí Phạm Thế Năng trước thưởng nhất hạng Ngân tiền thị khuyến. Cửu niên thưởng Đại hạng Phi Long tiền. Thập niên cung ngộ tấn quang đại lễ thưởng Nhất hạng Kim tiền. Bảo Đại nguyên niên mông thưởng Tứ hạng Long Bội tinh. Nhị niên thưởng Tam hạng Long Bội tinh. Tam niên thăng thụ Tả quân Đô Thống phủ Đô Thống chưởng phủ sự, trí sự khâm mông gia phong tam đại hưu bổng (mỗi quý nhất bách ngũ thập nguyên). Hồi hưu hậu, sự Phật dã chí tâm tiến cúng trang sức kim dung, sự thần dã. Hiệp lực trùng tu tăng long miếu mạo, sự khai thánh nhật dạ hương khước tố vọng trai giới, sự tiên tổ từ đường tái tạo, kỵ lạp trí điền. Đối  hương tộc tắc kính lão từ ấu bất dĩ quý lăng tiện dã, giáo tử tôn tắc (??) dĩ vu thành bất phụ ? sinh dã.) Nghiêm Tướng Công tam phòng tam chính thất Phạm Thị Cải, thọ lục thập thất tiên ẩn mộ tại Mả Nhiên xứ. Sinh nhị nam, Phạm Thế Bôn tảo một, Cửu phẩm Phạm Thế Tư. Thứ thất Vũ Thị Sâm sinh tứ nam, Quan viên tử Phạm Thế Hiển tiên một, Ký sự Phạm Thế Đức tiên một 
Mặt 4
Phạm Thế Khoa tảo một, mộ tại Thuận Hóa Quốc Ân tự, Thừa phái Phạm Thế Điển. Nhị nữ Phạm Thị Khai giá Trần Văn Ấp, Phạm Thị Hóa giá Hoàng Thế Ưng. Thứ thứ thất Hoàng Thị Vận dưỡng nhị nữ Thị Liễu, Thị Đào giá Trần Văn Kĩ. Vãn tuế hiếu phong thủy tự trạch sinh phần tại bản xã Mả Sám xứ, thượng từ hạ mộ, chính bàng tam cục (hữu cục lập vi đệ nhị cục sinh phần, tả cục lập vi đệ tam cục sinh phần, từ chi tại hữu, biệt điện thần linh bản xứ chúng sinh tam tự tự từ chi hữu biên, quy táng Phạm Thế Bôn, Phạm Thế Hiển tử Phạm Thế Anh, Phạm Thế Đức thê Trần Thị Tốt ngũ mộ. Lưu trí tự điền nhất trí lục cao thập nhị thiên lục thốn (số hiệu cửu bách thất thập tứ). Nhất thu điền cửu xích lục thốn (số hiệu cửu bách lục thập nhị). Dĩ cúng tiến niên Thanh minh (tam nguyệt thập ngũ nhật), Lạp tế (thập nhị nguyệt thập ngũ nhật) chi nghi.

Dịch nghĩa:
Mộ phải có bia, từ xưa đã vậy. Để ghi những lời tựa, để nói rõ mọi điều cho thế hệ sau ghi nhớ mà lưu truyền mãi mãi.
Nghiêm Tướng Công họ Phạm tên tự là Thế Năng, ông người xã Phố Lý Bắc1 phủ Thiệu Hóa. Được bản triều gia phong là Nghiêm Uy tướng quân, quan Thống chế Phạm Công tên tự là Phúc Khanh, tên thụy là Trung Cẩn. Bà vợ thứ 3  là con của bà họ Nguyễn tên hiệu là Từ Hiên đoan nhân được gia phong hàm tòng nhị phẩm. Tướng công cần mẫn, thận trọng, công bằng trong việc bình ổn việc gia đình, phụng sự thánh vương thì một lòng chí kính chí thành, thường lấy sự trung nghĩa để khích lệ con cái. Trưởng nam là Phạm Thế Quỹ theo nghiệp thầy thuốc. Thứ nam Phạm Thế Trạc theo nghiệp quân đội. Bản triều truy phong cho chức Suất đội tinh binh. Con trai thứ 3 Phạm Thế Khoái theo nghiệp buôn bán. Vợ cả của Tướng Công được phong tặng hàm chánh nhị phẩm, bà họ Nguyễn tên hiệu là Từ Nghĩa đoan nhân. Vợ thứ của Tướng Công là bà Lê Thị tên hiệu là Từ Quyên nhụ nhân, bà sinh được 1 người con gái tên là Phạm Thị Lân (Liên), bà Lân lấy người họ Nguyễn.
Nghiêm Tướng Công là người trung trực, rộng rãi, dũng lược, cương nghị, bất khuất, tuy chưa được nhàn rỗi để tập trung vào việc học nhưng mỗi khi nghe bàn về chữ nghĩa thì đều vui mừng tham dự. Năm Bính Tuất đời Đồng Khánh2 (1886) gặp lúc loạn binh đao bèn dời đến trú ẩn ở phố Đông Hoa3 thuộc bản tỉnh. Đến năm thứ 3 được chọn vào đội Tập binh Thám báo, sau được thăng lên chức Đội trưởng.
Đến đời Thành Thái năm thứ 2 (1890) được tặng thưởng Ngân bài, đến năm thứ 3 (1891) vì có công trong việc tiễu trừ thổ phỉ thắng lợi được phong thưởng Ngân Bội tinh3, đến năm thứ 4 (1892) được phong lên hàng tòng thất phẩm và được thăng chức Suất đội Tập binh, năm thứ 6 (1804) mãn hạn binh dịch4, năm thứ 7 (1805) được sảnh đường tấu thỉnh lên ... 5
Mặt 2
.... Đội trưởng cửu phẩm. Năm thứ 9 (1897) được thăng lên chức Chánh Quản. Năm thứ 10 (1898) được cho về nghỉ. Năm thứ 11(1899) được thăng chức Khâm Sứ sát hệ phương hàn và đặc biệt thăng lên hàm chánh ngũ phẩm. Năm thứ 12 (1900) được phong Tập binh Phó Vệ úy, năm thứ 13 (1901) được bổ chức quan coi sóc việc phòng thủ thành của phủ Thừa Thiên. Năm thứ 14 (1902) được thưởng Phi long tiền hạng lớn6 lại được thăng lên chức Vệ úy Tinh binh. Năm thứ 15 (1903) xin được trở về làm việc ở tỉnh. Năm thứ 16 (1904) được giao cho chức Thủ úy thành tỉnh Quảng Ngãi. Năm thứ 17 (1905) được giao phó cho chức Lãnh binh.
Đến đời vua Duy Tân năm thứ 1 (1907) được đổi giữ chức Phó lãnh binh đồn Sơn Tĩnh, năm thứ 3 (1909) được thăng chức Lãnh binh tỉnh Quảng Ngãi. Năm thứ 4 (1910) được thưởng Ngân Bội tinh hạng nhất. Năm thứ 5 (1911) vì có công hiểu dụ và áp tải giặc Man ra hàng nên được thăng lên Kim khánh8 hạng 3. Năm thứ 6 (1912) được đổi và thăng chức Lãnh binh phủ Thừa Thiên và năm đó lại được thưởng Ngân Bội binh hạng 1. Năm thứ 7 (1913) được thưởng Kim khánh hạng 3. Năm thứ 8 (1914) được bổ làm Lãnh binh tỉnh Nghệ An. Năm thứ 9 (1915) được thăng chức Phó Đề đốc. Năm thứ 10 (1916) được thăng chức vì có công bắt sống giặc phản được thăng lên chức Đề Đốc.
Đời vua Khải Định năm thứ 4 (1919) được thăng lên chức Thự Đô thống phủ Đô Thống bổ nhiệm chức Thống chế Tiền Nhị Vệ, cũng trong năm đó lại được bổ chức Đổng Lí điện Gia Thành và được thưởng Kim Bội tinh hạng nhất, lại được thưởng Cao Man bội tinh hạng 5, Gia Thiện Long bội tinh. Năm thứ 5(1920) phụng mệnh tu bổ đền thờ Kiên thái vương. Năm thứ 6 (1921) được thưởng Phi long tiền hạng lớn, cũng tháng 10 năm đó được khâm phụng chỉ do chính tay vua châu phê rằng: Phạm Thế Năng vì cần mẫn trong công việc nên Trẫm đã thấu rõ nên phong thưởng

Mặt 3

Kim tiền hạng 2, đến tháng 11 khâm phụng chiếu chỉ do chính vua châu phê chức Đổng Lý và ưng thuận cho muôn đời được nối dõi, tháng 12 được tặng thưởng Bắc Đẩu Danh Nghĩa bội tinh hạng 5 do chính tay vua châu phê, cũng trong tháng này vua ban sắc rằng: quan thuộc hàng võ giai nay đã nghỉ hưu là Phạm Thế Năng là người luôn nỗ lực ra sức trong công việc nay chuẩn giữ lại tiếp tục làm quan. Năm thứ 8 (1923) phụng chỉ dụ của vua rằng: quan Đô Thống thuộc Thự Đô thống phủ Phạm Thế Năng tuy đã nghỉ hưu nhưng vẫn nỗ lực ra sức, vẫn là người được dự vào hàng trong công việc có rất nhiều quân công, nên được phụng mệnh nhận chức Đổng Lý, thực là có nhiều công lao nên trước phong cho chức Đô Thống kiêm chức Chưởng trung nhất vệ Đô Thống thuộc phủ Đô Thống. Nên đến tháng 8 lại được chính tay vua châu phê phong thưởng cho Đổng Lý  Phạm Thế Năng Ngân Tiền hạng nhất để khuyến khích. Năm thứ 9 lại được thưởng Phi Long tiền hạng lớn. Năm thứ 10 (1925) may gặp lễ Tấn quang9 lại được thưởng Kim tiền hạng nhất.
Đến đời vua Bảo Đại năm thứ nhất (1926) lại được thưởng Long Bội tinh hạng 4. Năm thứ 2 (1927) được thưởng Long Bội tinh hạng 3. Năm thứ 3 (1928) được thăng lên chức Tả quân Đô Thống phủ Đô Thống chưởng phủ sự trí sự, gia phong bổng lộc hưu trí cho 3 đời mỗi quý 150 đồng.
Sau khi về hưu, ông một lòng phụng sự Phật. Tiến cúng tu sửa, phụng sự việc thần linh. Hiệp lực trùng tu miếu mạo, tu bổ phụng sự từ đường thờ tiên tổ, khôi phục các ngày kỵ lạp, mua đất điền thổ làm đất hương hỏa. Đối với hương tộc trên thì kính người già, dưới thì nhân từ với trẻ nhỏ, nuôi dạy con cái.
Bà vợ 3 của Nghiêm Tướng Công tên là Phạm Thị Cải, bà hưởng thọ 67 tuổi mộ táng tại xứ Mả Nhiên, bà sinh được 2 con trai. Phạm Thế Bôn mất sớm và quan Cửu phẩm Phạm Thế Tư. Bà vợ thứ tên là Vũ Thị Sâm, sinh được 4 con trai,
Trưởng nam Phạm Thế Hiển mất sớm.
Thứ nam là quan Ký sự Phạm Thế Đức
Mặt 4
Tam nam Phạm Thế Khoa mất sớm mộ chôn ở chùa Quốc Ân tỉnh Thuận Hóa.
Con thứ 4 là quan Thừa phái Phạm Thế Lặc.
Và 2 con gái là:
Trưởng nữ là bà Phạm Thị Khai lấy ông Trần Văn Ấp.
Thứ nữ là bà Phạm Thị Hóa lấy ông Hoàng Thế Ưng.
Bà vợ 3 của ông tên là Hoàng Thị Vận, nuôi 2 con gái là: Bà Thị Liễu và Thị Đào. Bà Đào lấy ông Trần Văn Kĩ. Khi tuổi cao thích phong thủy, ông tự tìm sinh phần cho mình ở xứ Mả Sám. Mộ được kiến trúc theo lối “trên đền dưới mộ”, mộ được chia làm 3 phần: Phần bên phải lập làm phần 2 là phần mộ. Phần bên trái lập làm phần 3 là phần mộ và đền. Phần bên phải là điện thờ thần linh bản xứ và đền thờ chúng sinh. Và cho quy táng 5 ngôi mộ của Phạm Thế Bôn, Phạm Thế Hiển, Phạm Thế Anh (con ông Hiển), Phạm Thế Đức và vợ Trần Thị Tốt. Cũng đặt đất ruộng đền gồm 6 sào 2 thước 6 tấc (số hiệu trong địa bạ là 974). Đặt ruộng thu điền 9 thước 6 tấc (số hiệu trong địa bạ là 962. Để dùng cho việc cúng lễ vào dịp tiết Thanh Minh (15 tháng 3) và lễ tế Lạp (15 tháng 12)

Chú thích:
1. Trước kia có tên là làng Phủ Lý (tên Nôm gọi là Kẻ Rị), đến đời Đồng Khánh (1885 – 1888) là xã Phủ Lý thuộc tổng Vận Quy huyện Đông Sơn phủ Thiệu Thiên. Sau Cách mạng tháng 8 năm 1945, xã Phủ Lý được chia làm 3 làng Phủ Lý Bắc, Phủ Lý Trung và Phủ Lý Nam. Theo Địa chí huyện Thiệu Hóa
2. Chưa rõ địa danh này ở đâu.
3. Ngân bội tinh, là một dạng phần thưởng kiểu như huy chương, được chia làm 2 loại Ngân Bội tinh và Kim Bội tinh, tùy theo công trạng mà được xét thưởng. Mỗi loại chia làm 5 bậc khác nhau.
4. Ban đầu Phạm Thế Năng đi lính thuê cho triều đình với hạn là 7 năm, sau trong thời gian quân ngũ vì lập được nhiều công lao nên được quan tỉnh tấu lên triều đình giữ lại.
5. Phần tiếp theo là một dòng gồm 20 chữ đã bị đục nên không rõ nội dung.
6. Do bia bị đục, thiếu 2 chữ. Dựa theo nét đục đoán là 2 chữ: thăng tập  
7. Phi long tiền thuộc dạng phần thưởng như huy hiệu, được chia làm 2 loại lớn và nhỏ
8. Gồm 2 loại Kim khánh (khánh vàng) và Ngân khánh (Khánh bạc). Sách Quốc triều chính biên toát yếu, trang 219 ghi lại việc năm 1886, Cao Xuân Dục được thưởng 1 cái khánh vàng; Nguyễn Chúc và Phùng Văn Thoan được thưởng 1 cái bài tử kim.
9. Mừng thọ vua 40 tuổi

Quốc triều chính biên toát yếu – Cao Xuân Dục:
Năm 1868, Lại khoa cấp sự trung Nguyễn Tạo được thưởng 1 cái khánh tử kim hạng nhất, trang 186,
Năm 1874, Tặng quan Pháp soái 1 đồng tiền vàng nhất hạng, trang 195
Năm 1886, Cao Xuân Dục được thưởng 1 cái khánh vàng; Nguyễn Chúc và Phùng Văn Thoan được thưởng 1 cái bài tử kim, trang 219
                                             Người dịch: Công Định

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Đưa tôi về Trang chủ