Trong một đợt nghiên cứu điền dã về làng Tân Trại, xã Vĩnh Thành, huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị), chúng tôi đã có dịp tiếp cận một ngôi lăng mộ cổ rêu phong nằm khuất trong một lùm cây sau vườn nhà của anh Phạm Quang Toan.
Ngôi mộ cổ gần như còn nguyên vẹn
Đây chính là gia đình của nhà báo Tấn Linh hiện làm việc tại Báo Văn Hóa. Có lẽ từ lâu nhà thơ, nhà báo Tân Linh (Phạm Quang Tính) đã linh cảm thấy quan hệ giữa người dưới lăng mộ này với mình nên có lần anh viết: “Quê quán tôi xưa không biết ở xứ nào/ Tôi như gió khứ hồi quên ngày tháng”. Ngôi lăng mộ này tọa lạc ở chân một quả đồi, địa thế khá cao ráo và bằng phẳng.
Lăng mộ được đặt theo hướng Bắc Nam lệch Tây, xa xa phía đằng sau có một dòng suối khởi nguồn từ Rú Cấm chảy từ hướng Đông sang Tây vòng qua sau lưng của ngôi lăng mộ. Sau đó chảy về bên phải, đổ ra Mội Sao rồi xuôi về cánh đồng Tân Trại. Mội Sao nằm cách ngôi lăng mộ chừng 100 m về phía trước. Trước khi đổ ra cánh đồng Tân Trại thì khe suối hợp với Mội Sao tạo nên điểm tụ thủy trước mặt của ngôi lăng mộ.
Mặc dù hiện tại, trải qua thời gian với nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử, cuộc thế cùng sự tàn phá của chiến tranh đã làm thay đổi hầu như toàn bộ những dấu vết trên thực địa. Tuy nhiên, những gì còn lại cũng ít nhiều cho phép chúng ta hình dung được yếu tố hài hòa về mặt phong thuỷ của khu lăng mộ. Có thể nói dấu ấn về thuật phong thuỷ của người xưa để lại rất rõ qua việc “tầm long điểm huyệt” cho ngôi lăng mộ này.
Dấu hiệu nhận diện rõ nhất cho biểu hiện của thuật phong thủy là vị trí của ngôi lăng mộ được đặt theo hướng đứng ở phía Bắc mà trông về phương Nam. Xung quanh được bao bọc bởi một dòng nước tự nhiên giống như hộ thành hà sau đó đổ ra trước mặt. Chính dòng suối lúc ban sơ hợp lưu với Mội Sao chầu ở trước mặt là điểm hợp thủy. Đây là một yếu tố rất tâm đắc trong quan niệm phong thủy của người xưa. Đứng từ ngôi lăng mộ phóng tầm nhìn ra phía trước là cả một cánh đồng tít tắp bao la tạo nên một minh đường thoáng đãng rộng rãi, có thể nhìn bao quát cả một vùng rộng lớn đến tận bờ sông Bến Hải.
Với Vĩnh Linh mà đặc biệt là xã Vĩnh Thành - mảnh đất bom cày đạn xới qua hai cuộc chiến tranh vô cùng tàn khốc mà đến nay vẫn còn lại một ngôi lăng mộ cổ này là một điều hết sức kỳ lạ. Nhớ lại những năm chiến tranh phá hoại, cả vùng đất Vĩnh Linh nói chung, Vĩnh Thành và làng Tân Trại nói riêng hầu như không còn một tấc đất nào nguyên vẹn. Hố bom chồng lên hố bom, nhà cửa tan hoang, đồng ruộng vườn tược bị băm nát.
Vậy mà giữa đống hoang tàn ấy, vẫn còn một khu lăng mộ vẹn nguyên, với phần lăng và bia đá hầu như nguyên vẹn qua đạn bom, cây cổ thụ xung quanh vẫn sừng sững giữa vùng đất chết thì dân làng không ai hiểu nổi. Cho dù hình dáng của ngôi lăng mộ không còn nguyên vẹn như xưa, nhưng những gì còn lại cũng đã cung cấp cho chúng ta rất nhiều thông tin khoa học lịch sử có giá trị.
Ngôi lăng mộ được xây theo hình chữ nhật nằm ngang, diện tích tổng thể đo được là 48,2 m2. Kích thước của hai cạnh trước sau mỗi cạnh dài 7,31 m, hai cạnh hai bên mỗi cạnh dài 6,6 m. Kiến trúc thiết kế gồm hai phần: tường thành bao bọc bảo vệ bên ngoài gọi là “lăng” và nấm mồ đặt chính giữa bên trong gọi là “tẩm”. Từ ngoài đi vào phải qua một bức bình phong cao 0,9 m, rộng 2,31 m, dày 0,6 m, sau đó mới qua cửa để vào bên trong.
Trên bức bình phong trước đây chắc chắn có trang trí các mảng họa tiết hoa văn nhưng do lâu ngày lớp vữa bên ngoài bị bong tróc nên hiện không nhận dạng được. Khoảng cách từ bức bình phong vào đến hai trụ cổng là 1,4 m. Hai trụ cổng được thiết kế dưới dạng hình trụ vuông, mỗi cạnh 0,6 m, cao tổng thể 1,32 m và cao hơn tường thành 0,62 m.
Bên trên đỉnh trụ vát kiểu hình chóp nón. Khoảng cách giữa hai trụ cổng và cũng chính là cửa ra vào duy nhất của ngôi lăng mộ rộng 1,7 m. Cả ba mặt của hai trụ cổng được khoét sâu vào trong và đắp vẽ các mảng trang trí. Mặt còn lại nối liền với hai tường thành phía trước.
Tường thành của lăng dày dày 0,57m, cao 0,7m, được xây vuông thành sắc cạnh. Phía trên tường thành không trang trí cầu kỳ mà chỉ vát những đường phào chỉ nhẹnhàng, trên cùng đắp vữa cao lên theo dạng hình vòng cung để tạo dáng cho thành lăng thêm phần mền mại nhưng vẫn giữ thế vững chãi và chắc chắn. Ở tường thành phía sau, phía hai đầu vẫn xây như ba tường thành trước nhưng đoạn chính giữa có bố trí một bức hậu đầu. Có hai đầu rồng chầu ở hai bên với kỹ thuật đắp vẽ bằng những đường nét hết sức điêu luyện. Bức hậu đầu được tạo dáng trông giống một bức bình phong án ngữ ở phía sau.
Đi vào bên trong, chính giữa là nấm mộ của người quá cố. Ở phía trước, cách nấm mộ 1,25 m về phía cửa ra vào có xây một bệ thờ dài 1,4 m, rộng 0,7m, cao 0,47 m. Bốn góc tạo dáng 4 chân qùy, bốn mặt bố trí 4 bức mày rất điêu luyện. Bên trên bệ thờ người ta dựng một tấm bia được làm từ một phiến đá màu trắng xám, dạng hình chữ nhật, cao toàn thân 76 cm, rộng 43,5 cm, dày 14 cm. Hiện trạng tấm bia còn khá nguyên vẹn, có thể nhận dạng được các đường nét chạm khắc hoa văn cũng như phần nội dung chữ Hán thể hiện trên bề mặt. Trán bia cao 12 cm, khắc môtip trang trí “lưỡng long triều nhật”.
Hai bên diềm bia là hoa văn “dây lá hóa long”. Phía dưới thân bia được chia làm hai ô nhỏ, bên trong khắc hình tượng hai con rồng chở lạc thư chầu lại với nhau. Ở đoạn ngăn cách giữa trán bia và lòng bia có khắc 4 chữ Hán “lập mộ chí bi” (dựng mộ đề bia) đặt trong 4 vòng tròn. Lòng bia cao 48 cm, rộng 32,5cm. Bề mặt thể hiện một bài văn chữ Hán được khắc theo lối chân thư với những đường nét dứt khoát và kỹ thuật vô cùng điêu luyện.
Ở mặt sau bia cũng được tạo các mảng trang trí như mặt trước, chỉ khác là ở hai bên diềm bia, ngoài hình tượng “dây lá hóa long” còn khắc thêm hai câu đối đè lên trên mình hai con rồng. Đáng tiếc là do quá lâu ngày, bề mặt bia bị mài mòn nên không còn nhận dạng được mặt chữ của hai câu đối nói trên. Lòng bia khắc một dòng chữ Hán với kích cỡ khá lớn (2,5 cm) đề ngày tháng năm dựng bia: “Cảnh Thịnh nhị niên mạnh xuân nguyệt cốc nhật tạo tác bi chí” (Bia được tạo dựng vào ngày tốt đầu mùa xuân niên hiệu Cảnh Thịnh năm thứ hai - 1794, tức Nguyễn Quang Toản thời Tây Sơn).
Nội dung thể hiện trên bia đá đã cung cấp cho chúng ta nhiều thông tin có giá trị về mặt khoa học lịch sử. Trước hết, thông qua tấm bia đã xác định được chủ nhân của ngôi mộ, năm sinh, năm mất, hành trạng hay nói đúng hơn là thân thế và sự nghiệp của người quá cố. Dưới nấm mồ kia là nơi yên nghỉ của hai vợ chồng. Ông thuộc họ Phạm Quang làng Tân Trại thượng, làm thủy quân dưới thời chúa Nguyễn được an táng cùng với vợ là bà Phạm Thị (đáng tiếc là trên bia không ghi rõ tên tục của hai ông bà).
Nội dung văn bia còn xác định được tên tuổi, chức tước, phẩm hàm của người đứng ra xây dựng lăng mộ. Đó là người con tên là Phạm Quang Chương, một vị công khanh thời Tây Sơn. Ban đầu nhận chức Cai Đội, được cân nhắc lên Đô chỉ huy sứ chưởng cơ quan và sau đó thăng chức Đô ty, tước Úy nghị hầu đã xây lăng mộ và khắc bia đá cho cha mẹ để tưởng nhớ công đức trời biển của đấng sinh thành.
Nội dung văn bia còn giúp chúng ta xác định được thời điểm xây lăng mộ, dựng bia và tên gọi của các cấp chính quyền lúc bấy giờ. Thời điểm năm 1794, dưới thời Nguyễn Quang Toản (con trai của hoàng đế Quang Trung - Nguyễn Huệ) thì làng Tân Trại ngày nay lúc bấy giờ thuộc thôn Thượng, làng Tân Trại, tổng Vĩnh Lương, huyện Vĩnh Linh, phủ Quảng Thuận.
Ngoài ra với quy mô, kiến trúc và vật liệu xây dựng ngôi lăng mộ còn cho thấy trình độ phát triển huy hoàng trong kiến trúc nghệ thuật của thời đại lúc bấy giờ. Sự tinh xảo điêu luyện của các nghệ nhân được thể hiện rất rõ qua cách thức xây dựng và những đường nét trang trí. Môtip trang trí trên các hạng mục đã giúp cho chúng ta hình dung được phong cách nghệ thuật, quan điểm thẩm mỹ lúc bấy giờ.
Lần theo lịch sử trở về với làng Tân Trại, tìm lục trong các tủsách tư gia, trong từng hòm gia phảtại từđường của các dòng họđều không còn gìcả. Bởi chiến tranh, chính chiến tranh đãlấy đi toàn bộcác thư tịch cổcủa làng. Tuy nhiên, trong tâm thức của cư dân làng Tân Trại ngày nay vẫn truyền nhau rằng, xưa kia làng vốn có hai họ gốc là Phạm và Nguyễn.
Trong văn tế còn chép rằng ”... Phạm vi đông, Nguyễn vi tây...”. Họ Phạm Quang chính là Tiền khai khẩn làng Tân Trại. Thủy tổ của họ là những người đầu tiên đặt chân đến vùng đất Quảng Trị trong trào lưu Nam tiến của người Việt từ nhiều thế kỷ trước. Và tôi tin khi chưa biết gì về người dưới mộ, nhà thơ Tân Linh đã có linh cảm rằng quê quán xưa có lẽ từ vùng Thanh - Nghệ. Và ông quan nọ đã phò chúa Nguyễn vào Nam có một ngày dừng lại chốn này. Đó là người đã có công lao đặt những nhát cuốc đầu tiên trong việc khai sơn phá thạch, thiết lập nên làng xóm, để rồi từ đó sản sinh ra nhiều nhân vật lịch sử đóng góp công lao to lớn cho quê hương đất nước.
Những ngôi lăng mộ cổ như thế này trên vùng đất Quảng Trị còn lại cho đến ngày nay là không nhiều. Trong từng công trình kiến trúc đều chứa đựng những giá trị về mặt văn hóa, khoa học và lịch sử nhất định. Nó hiển nhiên trở thành di sản bởi tuổi đời và những giá trị hiện hữu mang vác trên mình. Nhưng bởi những lớp bụi thời gian, bởi những biến cố cổ xưa cùng với những cản lực của tự nhiên và xã hội trong thời buổi ngày nay dẫu vô tình hoặc hữu ý đã làm chúng biến dạng, thậm chí là bị xóa nhòa và mất hẳn trên thực địa ... Thiết nghĩ cần phải có những chế tài bảo vệ, những kế hoạch trùng tu, tôn tạo kịp nhằm góp phần gìn giữ các công trình không bị mai một thêm và mãi song hành với thời gian.
Lăng mộ được đặt theo hướng Bắc Nam lệch Tây, xa xa phía đằng sau có một dòng suối khởi nguồn từ Rú Cấm chảy từ hướng Đông sang Tây vòng qua sau lưng của ngôi lăng mộ. Sau đó chảy về bên phải, đổ ra Mội Sao rồi xuôi về cánh đồng Tân Trại. Mội Sao nằm cách ngôi lăng mộ chừng 100 m về phía trước. Trước khi đổ ra cánh đồng Tân Trại thì khe suối hợp với Mội Sao tạo nên điểm tụ thủy trước mặt của ngôi lăng mộ.
Mặc dù hiện tại, trải qua thời gian với nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử, cuộc thế cùng sự tàn phá của chiến tranh đã làm thay đổi hầu như toàn bộ những dấu vết trên thực địa. Tuy nhiên, những gì còn lại cũng ít nhiều cho phép chúng ta hình dung được yếu tố hài hòa về mặt phong thuỷ của khu lăng mộ. Có thể nói dấu ấn về thuật phong thuỷ của người xưa để lại rất rõ qua việc “tầm long điểm huyệt” cho ngôi lăng mộ này.
Dấu hiệu nhận diện rõ nhất cho biểu hiện của thuật phong thủy là vị trí của ngôi lăng mộ được đặt theo hướng đứng ở phía Bắc mà trông về phương Nam. Xung quanh được bao bọc bởi một dòng nước tự nhiên giống như hộ thành hà sau đó đổ ra trước mặt. Chính dòng suối lúc ban sơ hợp lưu với Mội Sao chầu ở trước mặt là điểm hợp thủy. Đây là một yếu tố rất tâm đắc trong quan niệm phong thủy của người xưa. Đứng từ ngôi lăng mộ phóng tầm nhìn ra phía trước là cả một cánh đồng tít tắp bao la tạo nên một minh đường thoáng đãng rộng rãi, có thể nhìn bao quát cả một vùng rộng lớn đến tận bờ sông Bến Hải.
Với Vĩnh Linh mà đặc biệt là xã Vĩnh Thành - mảnh đất bom cày đạn xới qua hai cuộc chiến tranh vô cùng tàn khốc mà đến nay vẫn còn lại một ngôi lăng mộ cổ này là một điều hết sức kỳ lạ. Nhớ lại những năm chiến tranh phá hoại, cả vùng đất Vĩnh Linh nói chung, Vĩnh Thành và làng Tân Trại nói riêng hầu như không còn một tấc đất nào nguyên vẹn. Hố bom chồng lên hố bom, nhà cửa tan hoang, đồng ruộng vườn tược bị băm nát.
Vậy mà giữa đống hoang tàn ấy, vẫn còn một khu lăng mộ vẹn nguyên, với phần lăng và bia đá hầu như nguyên vẹn qua đạn bom, cây cổ thụ xung quanh vẫn sừng sững giữa vùng đất chết thì dân làng không ai hiểu nổi. Cho dù hình dáng của ngôi lăng mộ không còn nguyên vẹn như xưa, nhưng những gì còn lại cũng đã cung cấp cho chúng ta rất nhiều thông tin khoa học lịch sử có giá trị.
Ngôi lăng mộ được xây theo hình chữ nhật nằm ngang, diện tích tổng thể đo được là 48,2 m2. Kích thước của hai cạnh trước sau mỗi cạnh dài 7,31 m, hai cạnh hai bên mỗi cạnh dài 6,6 m. Kiến trúc thiết kế gồm hai phần: tường thành bao bọc bảo vệ bên ngoài gọi là “lăng” và nấm mồ đặt chính giữa bên trong gọi là “tẩm”. Từ ngoài đi vào phải qua một bức bình phong cao 0,9 m, rộng 2,31 m, dày 0,6 m, sau đó mới qua cửa để vào bên trong.
Trên bức bình phong trước đây chắc chắn có trang trí các mảng họa tiết hoa văn nhưng do lâu ngày lớp vữa bên ngoài bị bong tróc nên hiện không nhận dạng được. Khoảng cách từ bức bình phong vào đến hai trụ cổng là 1,4 m. Hai trụ cổng được thiết kế dưới dạng hình trụ vuông, mỗi cạnh 0,6 m, cao tổng thể 1,32 m và cao hơn tường thành 0,62 m.
Bên trên đỉnh trụ vát kiểu hình chóp nón. Khoảng cách giữa hai trụ cổng và cũng chính là cửa ra vào duy nhất của ngôi lăng mộ rộng 1,7 m. Cả ba mặt của hai trụ cổng được khoét sâu vào trong và đắp vẽ các mảng trang trí. Mặt còn lại nối liền với hai tường thành phía trước.
Tường thành của lăng dày dày 0,57m, cao 0,7m, được xây vuông thành sắc cạnh. Phía trên tường thành không trang trí cầu kỳ mà chỉ vát những đường phào chỉ nhẹnhàng, trên cùng đắp vữa cao lên theo dạng hình vòng cung để tạo dáng cho thành lăng thêm phần mền mại nhưng vẫn giữ thế vững chãi và chắc chắn. Ở tường thành phía sau, phía hai đầu vẫn xây như ba tường thành trước nhưng đoạn chính giữa có bố trí một bức hậu đầu. Có hai đầu rồng chầu ở hai bên với kỹ thuật đắp vẽ bằng những đường nét hết sức điêu luyện. Bức hậu đầu được tạo dáng trông giống một bức bình phong án ngữ ở phía sau.
Đi vào bên trong, chính giữa là nấm mộ của người quá cố. Ở phía trước, cách nấm mộ 1,25 m về phía cửa ra vào có xây một bệ thờ dài 1,4 m, rộng 0,7m, cao 0,47 m. Bốn góc tạo dáng 4 chân qùy, bốn mặt bố trí 4 bức mày rất điêu luyện. Bên trên bệ thờ người ta dựng một tấm bia được làm từ một phiến đá màu trắng xám, dạng hình chữ nhật, cao toàn thân 76 cm, rộng 43,5 cm, dày 14 cm. Hiện trạng tấm bia còn khá nguyên vẹn, có thể nhận dạng được các đường nét chạm khắc hoa văn cũng như phần nội dung chữ Hán thể hiện trên bề mặt. Trán bia cao 12 cm, khắc môtip trang trí “lưỡng long triều nhật”.
Hai bên diềm bia là hoa văn “dây lá hóa long”. Phía dưới thân bia được chia làm hai ô nhỏ, bên trong khắc hình tượng hai con rồng chở lạc thư chầu lại với nhau. Ở đoạn ngăn cách giữa trán bia và lòng bia có khắc 4 chữ Hán “lập mộ chí bi” (dựng mộ đề bia) đặt trong 4 vòng tròn. Lòng bia cao 48 cm, rộng 32,5cm. Bề mặt thể hiện một bài văn chữ Hán được khắc theo lối chân thư với những đường nét dứt khoát và kỹ thuật vô cùng điêu luyện.
Ở mặt sau bia cũng được tạo các mảng trang trí như mặt trước, chỉ khác là ở hai bên diềm bia, ngoài hình tượng “dây lá hóa long” còn khắc thêm hai câu đối đè lên trên mình hai con rồng. Đáng tiếc là do quá lâu ngày, bề mặt bia bị mài mòn nên không còn nhận dạng được mặt chữ của hai câu đối nói trên. Lòng bia khắc một dòng chữ Hán với kích cỡ khá lớn (2,5 cm) đề ngày tháng năm dựng bia: “Cảnh Thịnh nhị niên mạnh xuân nguyệt cốc nhật tạo tác bi chí” (Bia được tạo dựng vào ngày tốt đầu mùa xuân niên hiệu Cảnh Thịnh năm thứ hai - 1794, tức Nguyễn Quang Toản thời Tây Sơn).
Nội dung thể hiện trên bia đá đã cung cấp cho chúng ta nhiều thông tin có giá trị về mặt khoa học lịch sử. Trước hết, thông qua tấm bia đã xác định được chủ nhân của ngôi mộ, năm sinh, năm mất, hành trạng hay nói đúng hơn là thân thế và sự nghiệp của người quá cố. Dưới nấm mồ kia là nơi yên nghỉ của hai vợ chồng. Ông thuộc họ Phạm Quang làng Tân Trại thượng, làm thủy quân dưới thời chúa Nguyễn được an táng cùng với vợ là bà Phạm Thị (đáng tiếc là trên bia không ghi rõ tên tục của hai ông bà).
Nội dung văn bia còn xác định được tên tuổi, chức tước, phẩm hàm của người đứng ra xây dựng lăng mộ. Đó là người con tên là Phạm Quang Chương, một vị công khanh thời Tây Sơn. Ban đầu nhận chức Cai Đội, được cân nhắc lên Đô chỉ huy sứ chưởng cơ quan và sau đó thăng chức Đô ty, tước Úy nghị hầu đã xây lăng mộ và khắc bia đá cho cha mẹ để tưởng nhớ công đức trời biển của đấng sinh thành.
Nội dung văn bia còn giúp chúng ta xác định được thời điểm xây lăng mộ, dựng bia và tên gọi của các cấp chính quyền lúc bấy giờ. Thời điểm năm 1794, dưới thời Nguyễn Quang Toản (con trai của hoàng đế Quang Trung - Nguyễn Huệ) thì làng Tân Trại ngày nay lúc bấy giờ thuộc thôn Thượng, làng Tân Trại, tổng Vĩnh Lương, huyện Vĩnh Linh, phủ Quảng Thuận.
Ngoài ra với quy mô, kiến trúc và vật liệu xây dựng ngôi lăng mộ còn cho thấy trình độ phát triển huy hoàng trong kiến trúc nghệ thuật của thời đại lúc bấy giờ. Sự tinh xảo điêu luyện của các nghệ nhân được thể hiện rất rõ qua cách thức xây dựng và những đường nét trang trí. Môtip trang trí trên các hạng mục đã giúp cho chúng ta hình dung được phong cách nghệ thuật, quan điểm thẩm mỹ lúc bấy giờ.
Lần theo lịch sử trở về với làng Tân Trại, tìm lục trong các tủsách tư gia, trong từng hòm gia phảtại từđường của các dòng họđều không còn gìcả. Bởi chiến tranh, chính chiến tranh đãlấy đi toàn bộcác thư tịch cổcủa làng. Tuy nhiên, trong tâm thức của cư dân làng Tân Trại ngày nay vẫn truyền nhau rằng, xưa kia làng vốn có hai họ gốc là Phạm và Nguyễn.
Trong văn tế còn chép rằng ”... Phạm vi đông, Nguyễn vi tây...”. Họ Phạm Quang chính là Tiền khai khẩn làng Tân Trại. Thủy tổ của họ là những người đầu tiên đặt chân đến vùng đất Quảng Trị trong trào lưu Nam tiến của người Việt từ nhiều thế kỷ trước. Và tôi tin khi chưa biết gì về người dưới mộ, nhà thơ Tân Linh đã có linh cảm rằng quê quán xưa có lẽ từ vùng Thanh - Nghệ. Và ông quan nọ đã phò chúa Nguyễn vào Nam có một ngày dừng lại chốn này. Đó là người đã có công lao đặt những nhát cuốc đầu tiên trong việc khai sơn phá thạch, thiết lập nên làng xóm, để rồi từ đó sản sinh ra nhiều nhân vật lịch sử đóng góp công lao to lớn cho quê hương đất nước.
Những ngôi lăng mộ cổ như thế này trên vùng đất Quảng Trị còn lại cho đến ngày nay là không nhiều. Trong từng công trình kiến trúc đều chứa đựng những giá trị về mặt văn hóa, khoa học và lịch sử nhất định. Nó hiển nhiên trở thành di sản bởi tuổi đời và những giá trị hiện hữu mang vác trên mình. Nhưng bởi những lớp bụi thời gian, bởi những biến cố cổ xưa cùng với những cản lực của tự nhiên và xã hội trong thời buổi ngày nay dẫu vô tình hoặc hữu ý đã làm chúng biến dạng, thậm chí là bị xóa nhòa và mất hẳn trên thực địa ... Thiết nghĩ cần phải có những chế tài bảo vệ, những kế hoạch trùng tu, tôn tạo kịp nhằm góp phần gìn giữ các công trình không bị mai một thêm và mãi song hành với thời gian.
HVT - Theo www.baoquangtri.vn
0 nhận xét:
Đăng nhận xét