Ngọc phả đình Mai Động huyện Bình Lục, Hà Nam ~ Cội nguồn họ Phạm

Thứ Ba, 4 tháng 6, 2013

Ngọc phả đình Mai Động huyện Bình Lục, Hà Nam

Ngọc phả họ Phạm


Đình làng Mai Động thờ hai vị thần giúp vua Đinh Tiên Hòang dẹp lọan mười hai sứ quân, thốngnhất đất nước, mở nền chínhthống dựng nghiệp thái bình

Theo thần phả :

Đạo sơn nam phủ Lý Nhân huyện Bình Lục, trang Mai Động, Mai Khu có một người họ Phạm tên Tuyên, người ở Ái Châu, huyện Hoằng Hóa đến ở đây đã ba đời.

Ông Tuyên làm bạn với bà Trần Thị Ngọan, người ở khu Mai Động. Hai ông bà làm bạn với nhau, cửa nhà êm ấm, chăm chỉ làm ăn, tính nết hiền lành xóm làng đều khen ngợi. Hiềm một nỗi tuổi cao, con hiếm. Rồi một đêm bà nằm mộng thấy hai ngôi sao trên trời rơi xuống, bà nuốt trôi vào bụng. Bà sợ hãi tỉnh dậy đem chuyện nói với ông. Ông cả mừng gia tâm làm việc thiện.

Đến giờ Dần ngày mùng mười tháng tám năm 939 (Kỷ Hợi), bà qua thời mãn nguyệt khai hoa sinh được hai trai vẻ người khôi ngô đặt tên là Hán và Phổ

Năm 1 tuổi, ông cho đi học, hai chú bé rất thông minh. Mới học được ba năm, cả hai đều thông kinh sử, am hiểu thao lược. Nhất là ông Phạm Hán lại giỏi về thơ phú. Thầy thường khen rằng “gia đình này phúc đức như thế nào mà được hai trai văn vũ thao lược đáng mặt anh hùng phò vua giúp nước”.

Một ngày kia, trời đông giá lạnh mà mặt trời hé nắngtrông thấy cảnh đẹp của mùa đông, cậu Hán cảm xúc bèn ngâm một bài thơ tứ tuyệt rằng

Hồng nhật sơ khai thảo hiệu xuân
Hướng ngô huynh đệ kháng ưu bần
Tu mi nhĩ túc thiên hạ phụ
Có bãi hảo thời trạch thánh quân

Tạm dịch

Mặt trời hé đỏ cảnh đầu xuân
Hai chúng ta đây luống phụ bần
Tai mắt mày râu trời chẳng phụ
Chờ thời hãy đến chọn minh quân

Năm hai ông hai mươi bốn tuổi, ông bà Tuyên lần lượt chầu trời. Hai ông tuy buồn rầu nhưng chí lớn vươn cao. Ông thường nói “Nước Việt ta đâu phải không người, sao để bọn sứ quân nhiễu nhương quá đỗi”. Hai ông bèn kết giao hào kiệt bốn phương, chiêu mộ trai tráng thiết lập đồn lũy trên đất Mai Khu. Hiện nay phảng phất còn một số di tích, một số gò đống hình chữ nhật, có một số dấu vết sông ngòi như hào bao quanh vây bọc lấy thôn lại có cả ao đình cũ.

Giặc kéo đến tàn sát cướp bóc dân lành. Hai ông đánh nhau với hai sứ quân là Phạm Phòng Ất và Ngô Nam qua vài mươi trận. Hai ông giữ phần thắng, thanh thế vang dậy

Bấy giờ ông Bộ Lĩnh họ Đinh cùng với chủ tướng là Đinh Điền, Nguyễn Bặc dấy quân từ động Hoa Lư. Nghe tiếng hai ông liền cho sứ giả về tận Mai Động để mời. Hai ông còn do dự thì đêm ấy có thần báo mộng “họ Phạm làm tướng, họ Đinh làm vua. Mệnh trời đã định, nếu không nghe tức trái mệnh trời”.

Hôm sau, hai ông bèn tiếp sứ giả, chọn ngày chỉnh đốn quân lương khí giới đầy đủ cùng với sứ giả vào Hoa Lư yết kiến Bộ Lĩnh.
Đến nơi hai ông thấy Đinh Bộ Lĩnh là người mưu cao lược cả, có khí tướng đế vương và Đinh Điền, Nguyễn Bặc là bậc anh hùng đáng tài lương đống rất vui mừng

Còn về họ Đinh thấy hai ông tướng mạo khôi ngô, đường đường khí thế. Hỏi đến văn thao vũ lược Bộ Lĩnh khen “Phạm Hán ví như Trương Lương đời Hán” Hỏi đến bài binh bố trận Bộ Lĩnh khen “Phạm Phổ ví như Dương Nghiệp đời Tống” thật là danh bất hư truyền. Hai người đã thuộc về ta, lo gì mười hai sứ quân không bình định được. Bèn phong cho Phạm Hán giữ chức Tham Mưu, Phạm Phổ giữ chức Đại Tướng, liền giết trâu bò tế trời đất, khao ba quân.

Tiệc xong, hai ông họ Phạm xin tự mình đem quân đi dẹp Ngô Nam và Phạm Phòng Át ở Đằng Châu, Dạ Trạch. Bộ Lĩnh bằng lòng. Hai ông chỉnh đốn binh lương về qua Mai Động tuyển mộ thêm trai tráng rồi lập tức thủy bộ cùng tiến. Thế lực như chẻ tre, chém hàng nghìn thủ cấp. Ngô Nam và Phòng át đã tan tành như lá mùa thu trước gió.

Còn mười sứ quân kia cũng bị Bộ Lĩnh Đinh Điền, Nguyễn Bặc chia quân đánh phá khiến cho đại bại, xe một cỗ không còn, ngựa một con chẳng sót.

Bộ Lĩnh truyền lệnh cho chủ tướng dẫn quân về nơi qui định, giương cờ hát khúc khải hoàn.

Về Hoa Lư, vua Đinh lên ngôi hoàng đế, phong thưởng ba quân. Phạm Hán được phong An Định Công, Phạm Phổ được phong Thống Lĩnh Công, đều được ân lộc nghìn hộ.

Hai ông bái tạ nhà vua, xin về Mai Khu lập hành cung để ở lại dâng biểu xin miễn tạp dịch cho dân.

Hai ông cùng vui sống với dân làng. Phẩm vua Đinh có thưởng, bổng lộc đều chia cho nhân dân và khuyến khích dân làng cày cấy chăm tằm, những kỳ Đại tiết hai ông về chầu vua.

Bấy giờ thiên hạ thái bình, nhân dân no ấm. Vua thấy hai ông có nhiều công lớn bèn thưởng cho Thiết Việt, (tức lọai vũ khí của các vị tướng khai quốc công thần. Trên đầu vũ khí có ấn tín nhà vua được phép tiền trảm hậu tấu. Khi chết , dân hải lập miếu cúng thờ) cùng cả nước chung hưởng phúc lâu dài.

Vua Định trị vì được mười hai năm thì băng hà. Con là Đinh Toàn lên ngôi còn nhỏ quân Tống sang xâm lược, Lê Hoàn lên ngôi để đánh Tống, hai ông không phục.

Vua Lê dụ hai ông về chầu, hứa phong quan tước. Hai ông không theo và nói “Ta cần phải lấy đầu Lê Hoàn chứ thiết gì phong quan tước”.
Rồi sau hai ông tuổi thọ đã cao mất tại chính tẩm. Nhân dân làm lễ an táng tại đình làng và viết bài vị để thờ. Lịch Đinh triều có phong tặng sắc phong như sau :

1-Sắc ĐINH TRIỀU THAM MƯU Phạm phủ quân chi thần, đoan túc rực báo trung hưng chi thần

2-Sắc ĐINH TRIỀU ĐẠI TƯỚNG Phạm phủ quân chí thần, đoan túc rực báo trung hưng chi thần

3-Sắc THIỆU NGỌAN TRƯƠNG phu nhân chi thần rực bảo trung hưng linh phu chi thần

4-Sắc DUNG HOA QUẬN CHÚA PHƯƠNG ANH bình đại thần, rực bảo trung hưng linh phù chi thần

Người lược dịch TRẦN NHÂN CƠ
Bảo tàng Hà Nam Ninh

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Đưa tôi về Trang chủ