Về gia đình Hoàng thái hậu Phạm Thị Ngọc Hậu qua gia phả họ Lê Viết ~ Cội nguồn họ Phạm

Thứ Hai, 3 tháng 6, 2013

Về gia đình Hoàng thái hậu Phạm Thị Ngọc Hậu qua gia phả họ Lê Viết

MỘT DÒNG HỌ HIỂN ĐẠT Ở NAM GIANG
QUA DI SẢN HÁN NÔM
ĐINH CÔNG VĨ
Viện Nghiên cứu Hán Nôm
Nam Giang là một xã nằm gần sông Chu, cũng như bao làng quê khác ở Việt Nam, trong lòng nó chứa đựng nhiều di sản quý báu của văn hóa truyền thống. Nào đình Long Biên thờ Cao Sơn đại vương có cột mây người ôm không xuể, có nhưng nhà 5 gian bằng gỗ lim đầy đủ tay chân kết cấu hình chữ môn để lại từ niên hiệu Thành Thái. Nào nhà thờ “Tướng” của dòng họ Lê Viết này từng nổi tiếng khắp vùng. Năm 1939 dòng họ này sửa nhà thờ bắt được cuốn gia phả đồng. Tiếc rằng đến nay ngôi nhà thờ chỉ còn móng gạch, gia phả cũng không còn. Điều chúng tôi muốn nói tới trong bài viết này là dòng họ Lê Viết, một dòng họ có nhiều người hiển đạt, có quan hệ mật thiết với hoàng tộc Hậu Lê, mà rõ nhất là với bà Đoan Thuần Hoàng thái hậu Phạm Thị Ngọc Hậu vợ vua Lê Thần Tông. Trong những tài liệu của họ Lê Viết có quyển Lê kỷ tục biên do anh Lê Viết Tiệp tìm được trong nhà một vị trưởng họ Lê Viết ở xã Quảng Phúc huyện Quảng Xương. Đây là cuốn sử ghi chép công phu về nhà Hậu Lê, đặc biệt là giai đoạn Lê trung hưng, trong đó có những ghi chép cụ thể về mẹ con bà Ngọc Hạu mà điện thờ, lăng mộ của các vị rất gần với thôn Phúc Như, hầu hết nằm ở xã Nam Giang. Các người trong họ Phạm, họ Lê Viết từ xưa đã đến thăm viếng thường xuyên.
Trong Lê kỷ tục biên có đoạn văn nói về Huyền Tông Mục Hoàng đế Lê Duy Vũ do bà Ngọc Hậu sinh ra, thọ 18 tuổi, táng ở lăng Quả Thịnh thuộc xã Quả Nhuệ, huyện Lôi Dương. “Xưa cha mẹ bà Ngọc Hậu sinh được bà và người chị rất có tư sắc, gia đình neo túng”. Thầy địa lý đặt mộ cha hai bà, có lời đoán: “Nhất giá công hầu, nhất giá vương” (nghĩa là: Một người lấy công hầu, một người lấy vua). Sau quả nhiên thế (hậu quả nhiên). “Hoàng thái hậu bi” ở xã Thanh Nga, Cảo Thịnh lăng bi ký ở lang Cảnh Trị và những truyền thuyết ở vùng Kim Bảng này đều ăn khớp với đoạn văn trên, hơn nữa còn làm rõ ràng cụ thể hơn. Tất cả gộp lại cho ta biết đủ các sự kiện sau mà đến nay nhiều người trong họ Lê Viết đều biết rõ: “Ông Phạm Đình Kiên ở phủ Thiệu Thiên lên sống ở làng Quả Nhuệ huyện Lôi Dương, tức là làng Kim Bảng (bản đồ Thanh Hóa chỉ viết là làng “Kim” xã Nam Giang, huyện Thọ Xuân ngày nay. Ông Kiên lấy bà Chu Thị Loan người xã Thanh Nga, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên sinh ra hai con gái là Ngọc Hiền, Ngọc Hậu. Ông Kiên mất, ba mẹ con nhờ đặt được mả ông vào phúc địa nên đúng như lời tiên tri: Bà chị là Ngọc Hiền lấy được công hầu là ông Tiến sĩ họ Lê người thôn Trường Sơn, xã Quan Trung, huyện Đông Thành, phủ Diễn Châu, tỉnh Nghệ An, làm quan tới chức “Đặc tiến kim tử Vinh lộc Đại phu Tá lý công thần Hình bộ Thượng thư, tước “Phương Quế hầu”, còn bà em thì năm 19 tuổi duyên trời run rủi ra kinh đô gặp dịp Lê Thần Tông mộng thấy người đẹp có tiền duyên, sai quan đi tìm, gặp được bà giống hệt người trong mộng, liền lấy làm vợ, sinh ra Huyền Tông Mục Hoàng Đế nên được tôn phong làm Hoàng thái hậu. Sử sách cũng như “Ngọc phả” nhà Lê cho biết: “Vua Huyền Tông băng táng ở Lôi Dương, xây Lạc Thịnh lăng và Triều long điện để phụng sự. Lạc Thịnh lăng còn gọi là Quả Thạnh lăng”, cũng có thể gọi là “Cảnh Trị lăng” theo niên hiệu của Huyền Tông. Còn “Triều Long điện” tức “Càn Long điện” theo nghĩa đen chỉ điện của nhà vua. Chúng tôi bèn tìm đến với “Cảnh Trị lăng” ở chùa Cô đất Phong Lạc thuộc thôn Hồng Lạc xã Nam Giang ngày nay. Mộ vua cha (Thần Tông) và mẫu hậu vua Huyền Tông cũng gần gũi quanh đấy. Đáng tiếc, mộ của mẹ vua thì từ nưm 1993 dân đào gạch đã phá tung.
Ngôi mộ Hoàng thái hậu trong quan ngoài quách luyện bằng vỏ sò dập nhỏ với mật và vôi nhào đã bị đập nát đổ làm đường đi, từ đó đến nay vẫn chưa phục hồi xứng đáng. Còn “Cảnh Trị lăng” của vua đã bị san bằng để lập trại giống của tỉnh Thanh Hóa. Rời lăng “Cảnh Trị” đi 1,5km nữa, chúng tôi đến với “Càn Long điện” ở thôn Kim Bảng xã Nam Giang. Các bậc già lão ở đây kể lại: Điện Càn Long xưa bề thế, tôn nghiêm, chủ yếu thờ vua Huyền Tông những cũng thờ vọng cả cha mẹ vua, phối thờ thêm các tiền nhân bên họ mẹ vua, bài trí hết sức rực rỡ, sinh động. Nhà nước phong kiến ở thời kỳ không lấy gì làm thịnh trị như thời Lê Hiển Tông là thời nhà vua chỉ biết rủ áo mặc cho chúa Trịnh (nhất là Trịnh Sâm) độc đoán muốn làm gì thì làm. Vậy mà các sắc phong vào những năm Cảnh Hưng 22 và 32 (1761-1771) cũng biết đặc biệt ân thưởng cho Phạm Trừng (một trong những hậu duệ) của ông Hình bộ Thượng thư họ Lê và bà Hiền) tước Quả Xuân hầu vì đã có công chủ trì việc xây dựng điện Càn Long, kế thừa việc thừa tự bên ngoại nhà vua. Vậy mà ngày nay, mênh mông ruộng khoai, ruộng lúa với nhà dân, khu điện biết tìm đâu? Lần mãi, chúng tôi mới tìm thấy vài hiện vật trong cảnh dâu bể phong sương. Đây là đôi chó đá nằm trầm mặc dưới gốc táo cổ thụ sát sân nhà dân. Nhà Hậu Lê có truyền thống hay tạc tượng chó đá ở điện miếu vua chúa. Các cụ cho biết: chó này trước đây vốn nằm ở cổng điện cũ, dân mặc sức dồn về đây. Gần chó còn có 4 hòn đá tảng kê chân cột trên tròn dưới vuông. Đây hẳn là chân đá tảng tại nền móng cũ của điện còn lại sau những đổ nát. Tim trong các nhà dân ở Kim Bảng còn nhiều hòn đá tương tự, dân đã tự do khuân về dùng. Có may mắn lắm thì chỉ còn lại một tấm bia đáng giá nhất khắc bốn mặt chữ Hán cao 1,65m, rộng 0,71m lập năm Chính Hòa 7 (1686). Bia ăn khớp và tiếp tục những thông tin ở bài văn trong bản khắc gỗ đặt trên bàn thờ tổ họ Phạm Lê ở Kim Bảng là: Vì thân sinh bà Hoàng thái hậu thiếu người thờ tự nên bà Thái hậu bàn với bà Hiền (chị mình) việc cho con trai thứ bà Hiền về Kim Bảng thờ tự họ ngoại, đổi họ sinh ra chi họ Phạm Lê ở đây. Tiếp tục việc đó, bia chia làm 4 phần: 1 “Phụng sự bi ký” (bia ghi việc thờ cúng); 2. “Công đức trường lưu” (Công đức lưu lại lâu dài); 3. "Đệ niên tuần nhật” (ngày tuần tiết trong năm); 4. Tế tự thường nghi (nghi thức thông thường để tế tự). Bốn phần chủ yếu nói về tôn phong và thờ cúng mẹ con vua Huyền Tông và tiền nhân bên họ ngoại vua gồm: Hiển khảo (bố Hoàng thái hậu) người được gia phong làm Thái bảo Vị quận công; Hiển tỷ (mẹ Hoàng Thái hậu) được gia phong làm Thái bảo Vị quận công; Hiển tổ khảo (ông nội Hoàng thái hậu) tên huý là Đình Tiến gia phong Thiếu bảo Hà quận công; Hiển tổ tỷ (bà nội Hoàng thái hậu) họ Lê tên huý là Ý gia phong Thiếu bảo Hà quận công Quận phu nhân, tiển tằng tổ khảo (cụ Hoàng thái hậu) tên huý là Đình Biểu gia phong Đô đốc đồng tri Hải triều hầu, Hiển tằng tổ tỷ (cụ bà) họ Lê tên huý là Tín gia phong Đô đốc đồng tri Hải triều hầu Chính phu nhân. Chứng tỏ ân huệ của nhà Lê với họ ngoại nhà vua ở đất Kim Bảng rất sâu, công lao đóng góp của họ Lê ở Đông Thành Diễn Chaâ (Nghệ An) với họ Phạm ở Kim Bảng rất lớn. Họ tên có hai tiếng kép “Phạm Lê” là thể hiện sự gắn bó giữa hai dòng máu Phạm Lê ở Kim Bảng với Lê Diễn Châu. Các họ này có quan hệ với Hoàng tộc Lê ở Thái miếu qua bà Ngọc Hậu được thờ ở đấy và gần gũi với họ Lê Viết khi họ này cũng hướng về đấy lấy sử sách, gia phả đồng làm tin.
Rõ ràng trong triều hướng chung: Trở về cội nguồn của cả dân tộc, các dòng họ, trong đó có dòng họ Lê Viết, ở Nam Giang đã có những đóng góp nhất định, được sử sách nhắc đến. Đó là điều đáng tự hào của dòng họ.
Thông báo Hán Nôm học 1998 (tr.470-474)
Nguồn tin: Viện Hán Nôm

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Đưa tôi về Trang chủ